1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
* Cô cho trẻ chơi trò chơi: Đoán tên bài hát
- Cô cho trẻ đứng xung quanh cô hướng lên màn hình
máy tính.
+ Cô và các con cùng chơi trò chơi nhé “ gieo hạt
nảy mầm…”
+ Và các con hãy cùng hướng lên màn hình với trò
chơi Ô cửu bí mật. Trò chơi ô cửa
bí mật gồm có 4 ô số 1-2- 3-4. Ẩn sau mỗi ô số là rất nhiều điều bí mật. Các
con hãy lựa chọn các cô số mà chúng mình thích. Khi ô số mở ra sẽ có 1 hình
ảnh và các con thử đoán xem đó là bài hát gì mà chúng mình đã được học.
+ Nào xin mời con( hình quả). Có rất nhiều loại quả,
đó là bài hát gì đấy?
+ Và đây là đáp án của chương trình.
+ Mời bạn tiếp theo.
2.Bài mới :
2.1.Hoạt động 1: Dạy vận động minh hoạ: “Em ra vườn rau”, nhạc và lời Phạm Tuyên
* Cô cho
trẻ ôn lại bài hát “ Em ra vườn rau”
- Cô chỉ hình ảnh trung tâm đó là hình ảnh vườn rau và
hỏi trẻ
+ Hình ảnh bí mật của chúng
ta ngày hôm nay là hình ảnh vườn rau. Các con có nhớ đến bài hát gì không?
- Cô cho trẻ đứng trước đàn và cô bật đàn
hát cùng cô.
* Giới
thiệu vận động minh họa:
+ Vừa rồi các con hát rất là hay. Cô nghĩ rằng bài sẽ
hay hơn rất nhiều nếu các con nghĩ ra vận động cho bài hát này. Nào mỗi bạn
hãy nghĩ cho cô 1 động tác đi nào?
+ Các con đã nghĩ ra chưa?
- Cô cho trẻ vận động theo
suy nghĩ của trẻ
+ Bây giờ cô Trang quan sát
giúp cô Hà xem bạn nào có động tác hay nhất nhé.
- Cô chốt lại: Vừa rồi cô
thấy các con nghĩ ra vận động rất giỏi, có bạn thì lắc cái tay, có bạn lắc
cái hông. Bây giờ cô và các con cùng thống nhất lại động tác để bài vận động
của chúng mình thêm hay nhé. Nào mời các con về chỗ
* Cô cho
trẻ tự trải nghiệm vận động và cô hướng dẫn lại vận động.
- Với 2 câu hát “ Em ra vườn rau. Em đập đất em hát cười”
+Ai đã nghĩ ra động tác cho
2 câu đầu tiên rồi. Theo các con sẽ làm động tác như thế nào, dáng các con đi
ra vườn rau như thế nào, đập đất như thế nào ? ( mời 2 trẻ lên )
è
Cô chốt lại
+ Cảm ơn 2 bạn cô thấy 2
bạn vận động rất giỏi, cô rất thích động tác của Tom ( cô tập lại luôn)
Động tác: Hai
tay đặt lên hai vai. Lần lượt nghiêng người theo từng câu hát đồng thời nhún
chân.
- Tương tự như vậy với 2
câu hát tiếp theo “ Mảnh vườn bé xinh
rau mọc lên xanh tốt tươi” Rau mọc lên xanh tốt tươi như thế nào?
è
Cô chốt lại :
+ Còn với cô Hà thì mảnh
vườn bé xinh cô chưa lắc tay vội đâu, mà động tác đó sẽ dành cho câu hát “
rau mọc lên xanh tốt tươi”. Chúng mình cùng làm với cô nhé
Động tác1: Hai
tay từ sang ngang đưa vòng ra trước mặt, rồi vòng đan chéo tay trước ngực (
tương ứng với câu hát “ mảnh vườn bé xinh”)
Động tác 2: Tay
đưa từ ngực lên cao,vừa đưa lên vừa lắc
- Với 2 câu hát “ Em
ra vườn hoa. Đem bình tưới mầm rau xanh”
+ Câu hát tiếp theo là gì?
Có ai nhớ không nào ( em…rau xanh).
+ Hàng ngày các con tưới
cây như thế nào, chúng mình cùng làm động tác tưới cây cùng cô nào: các con
nghiêng người và xòe tay ra tưới cây cho mình nào?
- Động tác : Mõ mời: Tay trái xòe
mời, tay phải đỡ dưới tay trái, đồng thời chân bước chéo sang trái,người nghiêng về phía trái. Sau đó đổi
bên theo nhịp bài hát
- Với hai câu hát cuối “ Mớ rau đem về.Cùng nấu canh ngon lành”
Câu hát này các con sẽ vận động như thế nào, mời con (mời 2 trẻ)
Còn cô Hà thì thích (cô làm
động tác )
è
Cô chốt lại:
các con cùng làm những bát canh ngon lành nhé
- Động tác 1: Hai tay để
thẳng trước mặt, úp long bàn tay xuống. Cuộn bàn tay từ dưới lên trên ra
trước mặt ( ứng với câu hát “ mớ rau đem về”)
- Động tác 2: Hai tay khum chụm vào nhau, đưa từ trái sang phải (
ứng với câu hát “ cùng nấu canh ngon lành”)
* Cô làm
mẫu
+ Vừa rồi cô thấy các con
đã rất thông minh nghĩ ra những động tác hay. Dựa vào ý kiến của chúng mình
cô sẽ vận động chọn vẹn bài hát này nhé.
- Lần 1 : Cô hát và vận động mẫu cho trẻ xem cả
bài (không nhạc)
- Lần 2 : Cô hát và vận
động mẫu cho trẻ xem cả bài
(có nhạc )
+ Lần này cô sẽ kết hợp với
đàn chúng mình quan sát cô nhé
* Cô cho
trẻ vận động
+ Chúng
mình cùng thống nhất động tác như cô nhé
+ Cô mời các con bước lên đứng để vận động nhé, bạn
nào bé đứng lên phía trước nào
- Cô cho cả lớp vận động
cùng cô lần 1 có nhạc
- Cô sửa sai
+ Vừa rồi cô thấy các con
vận động rất là giỏi nhưng với câu hát “ mảnh vườn bé xinh rau mọc lên xanh
tốt tươi” các con chú ý là tay các con tay từ ngoài vào trong, sau đó tay đưa
lên cao và lắc tay nhé
+ Nào các con cùng làm lại
với cô ( cô cho trẻ làm lại từ câu sai đến hết bài không có nhạc)
+ Cảm ơn các con mời các
con về chỗ nào
- Cô sửa sai
+ Với câu hát “ mớ rau đem
về cùng nấu canh ngon lành”, đây là lúc vui nhất vì sau bao ngày vất vả chăm
sóc chúng mình đã có những mớ rau ngon cho cả nhà rồi. Khuôn mặt chúng mình
tươi vui lên nhé.
- Cô cho trẻ thi đua
+ Bây giờ chúng mình cùng
thi đua giữa bạn trai và bạn gái nhé, đội nào trước nào.
+ Các con có thể đội thêm
những chiếc mũ rau để bài hát thêm sinh động nhé.
+ Mời đội bạn trai,bạn gái
- Mời nhóm
+ Bây giờ cô mời 3 bạn trai
lên, các con hãy mời 3 bạn gái cùng lên biểu diễn nhé.
- Mời cá nhân
- Cả lớp vận động 1 lần
+ Bây giờ các con cùng nắm
tay nhau lại thành vòng tròn nào. Các bạn bé hơn hãy bước vào phía trong tạo
thành 1 vòng tròn bé hơn nào.Các bạn ở vòng tròn nhỏ xoay người và quay mặt
vào các bạn vòng tròn to nào. Các con lắng nghe nhạc và vận động theo bài hát
nhé.
- Trong quá trình trẻ vận
động cô chú ý động viên, sửa sai động tác cho trẻ.
2.2.Hoạt động 2 Nghe hát: Bài hát “ Anh nông dân và
cây rau” nhạc nước ngoài
+ Chúng mình thích ăn loại
rau nào nhất?
+ Các con đã nhìn thấy cây
rau khổng lồ bao giờ chưa. Cây rau khổng lồ to to, to hơn cả chúng mình. Làm
thế nào để có thể thu hoạch được cây rau khổng lồ nhỉ?
- Giới thiệu bài hát, tác
giả
Các con cùng xem anh nông
dân đã thu hoạch cây rau như thế nàoqua bài hát nhạc nước ngoài “ anh nông
dân và cây rau nhé.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1
cùng với rối
- Giới thiệu nội dung : Bài
hát “ anh nông dân và cây rau” nói về sự đoàn kết của gia đình anh nông dân,
cùng nhau chung sức thu hoạch những câu rau tốt tươi.
- Lần 2: Cô và trẻ biểu
diễn cùng các nhân vật trong bài hát
+ Bây giờ các con hãy lên
lựa chọn những nhân vật mà chúng mình thích và cùng cô giúp gia đình anh nông
dân thu hoạch rau nhé.
3.Kết thúc:
Củng cố - nhận xét – tuyên
dương trẻ.
|