PHÒNG
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG MẦM NON
TRÀNG AN
GIÁO
ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
Đề
tài : Nặn các sản phẩm làng gốm Bát Tràng
Đối
tượng: Trẻ mẫu giáo lớn
Số lượng trẻ: 20 - 25 trẻ
Thời
gian: 30 - 35 phút
Năm
học 2016 – 2017
I.
Mục
đích, yêu cầu:
1.
Kiến
thức:
-
Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của một
số sản phẩm của làng gốm Bát Tràng như cái bát, cái chén, đôi đũa, cái đĩa, cốc,
lọ hoa…
-
Trẻ biết cách nặn một số sản phẩm của
làng gốm bát Tràng
2.
Kỹ
năng:
-
Rèn cách phối hợp các kỹ
năng : Chia đất, lăn tròn , lăn dọc, ấn
dẹt , ấn lõm, lồi, làm viền …để tạo ra sản phẩm theo trí tưởng tượng của mình. Chọn được màu đất
nặn phù hợp với từng sản phẩm
-
Có kỹ năng gắn kết các bộ
phận để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh
-
Rèn ngôn ngữ mạch lạc
-
Rèn sự khéo léo của đôi
tay
-
Phát triển khả năng quan
sát, khả năng ghi nhớ có chủ đích.
3.
Thái
độ:
-
Trẻ biết ích lợi của các sản
phẩm làng gốm Bát Tràng là vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho con người
-
Trẻ yêu cái đẹp và biết giữ gìn sản phẩm của mình .
-
Trẻ hào hứng tích cực trong giờ học.
II.
Chuẩn bị:
1.
Đồ dùng của cô:
-
3 khay đựng sản phẩm: cái bát, cái đĩa, đôi đũa, lọ hoa, cái cốc…
-
Powpoint giới thiệu về sản phẩm làng gốm Bát Tràng.
-
Nhạc không lời
-
Giá trưng bày sản phẩm
2.
Đồ dùng của trẻ:
-
Mỗi trẻ 1 khay để trẻ nặn
-
Đất nặn bằng bột mì nhuộm các màu cho trẻ
-
Khay đựng sản phẩm cho trẻ
-
Khăn lau tay cho trẻ
III.
Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1.
Vào bài:
* Cô cho
trẻ xem powerpoint về một số sản phẩm của làng gốm Bát Tràng
- Các con
vừa thấy những gì nhỉ?
- Bạn nào
có thể kể tên 1 số sản phẩm của làng gốm Bát Tràng mà mình biết nào?
2.
Bài mới:
* Cho trẻ tri giác đối tượng
- Các con
vừa được tìm hiểu một số sản phẩm của làng gốm Bát Tràng và hôm nay cô cũng mang đến tặng lớp mình những sản
phẩm của làng gốm Bát Tràng đấy Chúng
mình hãy cùng quan sát nhé.
- Các con
thấy có những sản phẩm gì nào?
- Chúng
có đặc điểm gì ?
- Màu sắc của những sản phẩm này như thế nào
nhỉ?
- Và
những cái bát, cái đĩa, đôi đũa…này được cô tạo ra bằng cách nào? Bằng những
nguyên liệu gì?
- Những vật dụng rất gần gũi và các con vẫn
thường xuyên sử dụng hàng ngày đã được cô sử dụng đất nặn để nặn thành đấy.
Vậy các con có muốn nặn những vật dụng
dễ thương này cho mình không?
* Hỏi ý tưởng của trẻ
- Thế các
con muốn nặn gì nào?
- Con sẽ
nặn như thế nào?
- Con sẽ
phối hợp màu sắc như thế nảo?
- Ngoài
ra con còn thích nặn gì nữa nào?
- Để sản
phẩm đẹp hơn con sẽ trang trí gì? (Cô gợi ý cho trẻ 1 số ý tưởng hoặc cách
trang trí cho sản của trẻ)
- Và để
những chiếc bát, đôi đũa, cái đĩa…này thêm xinh xắn thì các con nhớ khi nặn chúng mình
hãy nặn nhiều màu sắc khác nhau, tạo thêm những chi tiết trang trí cho sản
phẩm thêm sinh động nữa nhé.
- Cô cho trẻ thực hiện thao tác nặn trên không: Để có những
thao tác nặn thật tốt cô mời các con cùng lăn tròn, lăn dài, ấn dẹt trên
không nào
* Trẻ
thực hiện:
- Cô cho trẻ về bàn thực hiện bài
nặn
- Trong quá trình trẻ nặn, cô quan sát và gợi ý giúp đỡ trẻ ,
khuyến khích trẻ sáng tạo khi thể hiện sản phẩm.
* Nhận xét sản phẩm:
- Cho trẻ mang các khay sản phẩm của mình bày lên bàn.
- Cho trẻ quan sát và nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
+ Con thấy bạn nặn các sản phẩm như thế nào? Bạn nặn được
những gì?
+ Con thích sản phẩm của bạn nào? Vì sao con thích ?
+ Con hãy giới thiệu sản phẩm của mình cho cô và các bạn xem
nào?
( Cho 2-3 trẻ nhận xét)
+ Con sẽ đặt tên cho sản phẩm của mình là gì?
Cô nhận xét sản phẩm
của một trẻ nặn đẹp và sáng tạo nhất
3.
Kết thúc: Cho trẻ cùng thu
dọn đồ dùng cùng cô
|
- Trẻ xem
- Trẻ trả
lời
- Trẻ kể
tên sản phẩm trẻ biết
- Trẻ
quan sát
- Trẻ trả
lời
- Trẻ trả
lời
- Trẻ trả
lời
- Trẻ trả
lời
- Trẻ trả
lời
- Trẻ trả
lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện thao tác nặn trên không
- Trẻ nặn các sản phảm trẻ dự định
-
Trẻ quan sát và nhận xét bài của bạn
- Trẻ giới thiệu và đặt tên cho bài của
mình
- Trẻ cất đồ dùng cùng cô
|