1. Ổn định tổ chức
-
Cô giới thiệu khách
-
Cô và trẻ hát ,vận động bài hát “ tập đếm ’’
2.Phương pháp ,hình thức tổ chức :
-
Hoạt động 1 : Ôn nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 7
* Trò chơi: ‘ Xúc xắc vui nhộn ’’
-
Cách chơi : Mỗi trẻ lấy cho mình 1 thẻ số theo yêu thích
( từ 1- 7 ) sau đó đứng thành vòng tròn .Trẻ
đọc bài “ Làm quen chữ số ’’ đến câu cuối cô sẽ đổ quân xúc xắc khi đó mặt
trên cùng của quân xúc xắc có bao nhiêu chấm tròn thì trẻ có thẻ số tương ứng
giơ lên và đọc tên số đó ( cho trẻ chơi 3-5 lần )
-
Cô nhận xét, động viên trẻ
Hoạt
động 2: So sánh số lượng 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 7
-
Cô cho trẻ chơi trò chơi “ truyền tin ’’
-
Cho trẻ tìm nhóm bạn, mỗi nhóm có 7 bạn .Cô đến mỗi đội ,giao thẻ số và nói
khẽ thông tin về nhóm đồ dùng mà đội sẽ lấy
VD: Lấy đồ dùng để uống nước ….
-
3 nhóm nhận nhiệm vụ ,thảo luận khẽ trong nhóm rồi đi lấy đồ dùng có số lượng
tương ứng với thẻ số đang cầm trên tay .
-
Cho trẻ về ngồi hình chữ U
-
Cô hỏi mỗi nhóm : Các con đã mang gì về ? Bao nhiêu cái ? Vì sao ?
-
Cho trẻ đếm ,kiểm tra lại
-
Cho trẻ so sánh số lượng đồ dùng ở 3 nhóm
+
Nhóm nào lấy được nhiều đồ dùng nhất ?
+
Nhóm nào ít nhất ?
-
Để biết kết quả của các con có chính xác không các con xếp 3 nhóm đồ dùng
thành hàng ngang và tương ứng 1-1
-
Cho trẻ so sánh và nói kết quả
+
Nhóm nào ít nhất ?
+
Nhóm nào nhiều hơn?
+
Nhóm nào nhiều nhất ?
-
Muốn 3 nhóm đồ dùng có số lượng bằng nhau thì phải làm thế nào?
+
TH 1 : Bớt số đồ dùng của 2 nhóm nhiều hơn .
VD:
6 …bớt 1…. Còn mấy ?
7 …. Bớt 2 …. Còn mấy ?
-
Sau mỗi lần bớt đặt thẻ số tương ứng .
-
Số lượng đồ dùng của 3 nhóm như thế nào ?
Đều
bằng mấy ?
-
Muốn 3 nhóm có số lượng bằng nhau đều là 7 thì phải làm như thế nào ?
-
6…. Thêm 1…… là mấy ?
-
5 ….thêm 2…..là mấy ?
-
Đặt thẻ số tương ứng
-
Cho trẻ đếm lại số lượng các nhóm
-
3 nhóm có số lượng như thế nào ? Đều bằng mấy ?
-
Như vậy số lượng đồ dùng của 3 nhóm đều bằng nhau và bằng 7
-
Cho trẻ đi cất đồ dùng
Hoạt
động 3 : Luyện tập
Trò
chơi 1 : “ đội nào khéo’’
-
Cách chơi : Cô chia trẻ thành 3 nhóm .Mỗi nhóm có 1 chiếc vòng .Lần lượt
thành viên trong nhóm lên lấy bao cát ném vào vòng . Sau khi ném xong , trẻ tự
kiểm tra kết quả và lấy thẻ số tương ứng gắn vào kết quả của nhóm mình .
-
Luật chơi:Thời gian là 2 phút nhóm nào ném được nhiều bao cát nhất thì giành
chiến thắng.
-
Cô tổ chức cho trẻ chơi
-
Cho trẻ kiểm tra kết quả của 3 nhóm ( nhóm nhiều nhất, nhóm ít nhất, ít hơn )
-
Trò chơi 2: “Bé thông minh”
-
Cô giới thiệu đồ dùng ở các giá góc.
-
Cách chơi . Chia trẻ về 7 nhóm ,mỗi nhóm 3 bạn các nhóm sẽ xâu vòng, đổ quân
xúc xắc, gẩy chun vào vòng…sao cho số lượng tương ứng với thẻ số mà các trẻ lựa
chọn . Sau đó trẻ so sánh kết quả của 3 bạn trong nhóm với nhau .
+
Nhóm 1: Cắp quả bỏ giỏ
+Nhóm
2 : chơi cùng bạch tuộc
+Nhóm
3 : Gẩy chun vào vòng
+Nhóm
4: Đổ xúc xắc
+Nhóm
5: Luồn theo số lượng tương ứng .
+Nhóm
6: Xâu hạt vòng
+Nhóm
7: Gài que tính
-
Cô cho trẻ về 3 nhóm để thực hiện ( Cô bao quát hỏi trẻ xem số lượng nhiều nhất
,ít hơn và ít nhất ở mỗi nhóm)
-
Có thể cho trẻ chơi luân chuyển ở các nhóm ( Nếu còn thời gian ?)
3. Kết thúc
-
Chuyển hoạt động khác
|