1.Ổn
định tổ chức, gây hứng thú:
+ Cô và trẻ cùng đọc bài vè“Vè về rau,
củ” theo hình thức đối đáp trên nền nhạc.
- Vừa rồi chúng mình đã đọc bài vè nói
về những loại rau gì?
- Mỗi loại rau đều có đặc điểm và ích
lợi khác nhau, không biết loại rau nào xứng đáng là Vua Rau. Chúng mình cùng
lắng nghe cô kể câu chuyện: “Vua Rau”.
2.Dạy
bài mới:
*Hoạt
động 1: Kể chuyện cho trẻ nghe
+
Cô
kể cho trẻ nghe câu chuyện 1 lần ( chưa có kết truyện). Kết hợp sử dụng sa
bàn và rối.
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
*Hoạt
động 2: Đàm thoại, trích dẫn
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
-Cô giới thiệu truyện, xuất xứ: “Vua
Rau”, truyện nước ngoài, do cô giáo Ánh Nguyệt dịch.
- Trong câu chuyện có những nhân vật
nào?
- Các loại rau trong câu chuyện nói gì
về mình?
- Ai có thể nói câu nói của một loại
rau đó?
- Con nói bạn rau gì?
- Cà rốt nói gì? Giọng cà rốt như thế
nào?
+Cô cho trẻ
tập nói giọng của cà rốt và sửa cho trẻ.
Cô kể trích dẫn từ đầu đến “Bạn cà rốt nhanh nhảu nói:”
- Nói nhanh nhảu nói là nói như thế
nào?
+ Cô sửa ngữ điệu giọng cho trẻ.
- Bạn khoai tây đã nói gì về mình?
- Thái độ của bạn khoai tây như thế
nào?
Cô kể trích dẫn từ “Cà rốt nhanh nhảu nói...đến hết bạn khoai
tây nói: Tôi nghĩ rằng, tôi mới xứng đáng là vua rau”.
- Ai có thể
thể hiện giọng điệu của bạn khoai tây? Khoai tây nói như thế
nào?
- Vì sao rau chân vịt nghĩ mình xứng
đáng là Vua Rau?
-Thái độ của
rau chân vịt ra sao?
- Bạn
ấy nói như thế nào? Ai thể hiện giọng của bạn rau chân vịt?
- Bạn súp lơ đã thỏ thẻ nói gì?
+Cô chú ý sửa
ngữ điệu cho trẻ.
- Theo các con nói thỏ thẻ là nói như
thế nào?
+ Cô giải thích “ nói thỏ thẻ” là cách
nói nhỏ nhẹ, rụt rè.
Cô kể trích dẫn từ “Rau chân vịt hãnh diện nói:Tôi là rau
chân vịt..đến hết bạn súp lơ: Tôi cũng
xứng đáng là vua rau”.
- Bạn cà tím có thái độ như thế nào? Bạn
nói gì?
- Theo các con ai sẽ xứng đáng là Vua
Rau?
-Các con có đồng ý cà rốt (khoai tây,
rau chân vịt...) sẽ là Vua Rau không?
- Vì sao các con không đồng ý?
*Hoạt động 3: Hoạt
động nhóm: Trẻ tập kể sáng tạo phần kết thúc câu chuyện
+
Cô
chia trẻ thành 2 nhóm, tự chọn rối lọai rau trẻ thích, tập kể các nhân vật
trong truyện, thể hiện ngữ điệu, tính cách nhân vật theo cách của trẻ.
- Trong khi trẻ tập cô chú ý sửa các từ
và cách diễn đạt cho trẻ. Gợi
ý để trẻ sử dụng thêm các từ có hình ảnh, so sánh, nhân cách hóa.
+ 2 cô phụ trách 2 nhóm, gợi mở để trẻ
kể chuyện sáng tạo. Cô gợi mở để trẻ nêu được phần kết thúc: ai lả Vua Rau.
3.Ôn luyện, củng cố:
Kể chuyện lần 3
(
trẻ đóng vai các nhân vật).
+ Cô dẫn truyện , trẻ thể hiện vai các
loại rau.
Kết
thúc câu chuyện:
-Vậy, ai xứng đáng là Vua Rau?
+Cô số 2 đóng vai là bạn Hoa hồng
trong khu vườn lên tiếng:
-“
Tôi nghĩ rằng mẹ của chúng mình mới là vua. Vì chỉ có mẹ mới biết nấu thế nào
để có món rau ngon, giàu dinh dưỡng để khỏe mạnh mỗi ngày. Mẹ là người thông
minh và khéo léo nhất trên đời”.
-Vua xoài tuyên bố: “Mẹ yêu tất cả. Mẹ chọn lần lượt các loại
rau để nấu với tình yêu thương. Mẹ được tuyên bố là Nữ hoàng của các loại
rau”.
4.Kết thúc hoạt động
-Cô và trẻ
cùng hát bài “ Rau, củ, quả đáng yêu”
+Giáo dục: :
Chúng
mình vừa tìm ra Nữ hoàng của các loại rau. Các con ạ, mỗi loại rau đều cung cấp
vitamin và khoáng chất. Và mẹ của các con hàng ngày vẫn nấu những món rau ngon, bổ
cho chúng mình khỏe mạnh. Vậy, các con hãy ăn rau nhé!
|
- Trẻ
đọc cùng cô bài “Vè về các loại rau”
- Trẻ
trả lời đối đáp tên của các loại rau: cà rốt, khoai tây, rau chân vịt, súp
lơ, cà tím...
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện.
- Truyện Vua Rau.
-Trẻ chú ý lên cô.
- Vua Rau ( 3-4 trẻ trả lời)
- Vua xoài,
cà rốt, súp lơ, rau chân vịt, cà tím, khoai tây (3-4 trẻ trả lời)
- Khoe
đặc điểm lợi ích của mình. (2-3 trẻ trả lời).
-Trẻ nói tên nhân vật mà mình thích:
cà rốt, khoai tây...
-Trẻ trả lời ( theo lời thọai của nhân
vật cà rốt).
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
( 3-4 trẻ trả lời).
- 3-4 trẻ thể
hiện.
- Thái
độ của khoai tây rất điềm tĩnh:“Tôi có thân hình tròn và chắc nịch. Tôi nhiều tinh bột
và vitamin giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Tôi mới xứng đáng là vua rau”( 4-5 trẻ trả lời).
- Rau chân vịt
( trẻ trả lời).
- 2-3 trẻ trả
lời.
- Vì mình
tài giỏi nhất, vì mình nhiều chất nhất...
- Tự tin,
kiêu hãnh...
- 3-4 trẻ trả
lời (tập nói giọng của chân vịt).
- 3-4 trẻ trả
lời.
- Nói nhỏ nhẹ,
rụt dè (2-3 trẻ trả lời)
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thể hiện ngữ điệu giọng vui vẻ tự
tin của cà tím. (2-3 trẻ thể hiện)
-Trẻ đoán:
Vua Rau là loại rau mà trẻ thích: khoai tây, cà rốt...
-
Trẻ đồng ý.
- Trẻ không đồng ý.
- Vì còn nhiều loại rau khác ngon, bổ
hơn.
-Trẻ về nhóm và tự lựa chọn cho mình rối
các loại rau ( mà trẻ đã làm ở hoạt động trước) và tập kể nối tiếp câu chuyện
cùng cô.
Ví dụ: Trẻ
hóa thân vào nhân vật củ cải trắng: “Tôi
là củ cải trắng. Tôi có thân hình thon thon và trắng nõn nà. Tôi đẹp dịu dàng
và rất nhiều vitamin. Tôi là người xứng đáng nhất trở thành vua rau”
- Trẻ tập kể kết hợp với ngữ điệu phù
hợp.
-
Trẻ kể tiếp nối câu chuyện và
tìm ra kết truyện.
-Trẻ nhận vai, thể hiện lời thoại, ngữ
điệu nhân vật của mình.
-Đến rau nào, trẻ cầm rối và nói.
-Trẻ trả lời loại rau mà trẻ thích.
-
Trẻ đồng
ý với hoa hồng.
-
Trẻ cùng hát và nhún nhảy nhẹ
nhàng với cô.
|