I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết nội dung chơi các góc xoay quanh chủ đề chung.
- Trẻ biết các vai chơi, cách thể hiện các vai chơi phản ánh các mối quan hệ giao tiếp trong gia đình và xã hội, mối liên kết giữa các góc chơi, vai chơi như bố mẹ, người bán hàng, bác sỹ, kỹ sư…
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau và các đồ dùng thay thế để tạo ra sản phẩm ở các góc trong quá trình chơi.
- Trẻ biết công dụng và cách sử dụng các đồ dùng đồ chơi trong quá trình chơi.
2. Kỹ năng :
- Phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay, óc tưởng tượng sáng tạo qua các hoạt động
- Phát triển các kỹ năng sống: giải quyết độc lập, hợp tác, chia sẻ, thảo luận, hoạt động nhóm
- Phát triển khả năng tư duy lôgic của trẻ
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc
3. Thái độ
- Trẻ thực hiện đúng nội quy, quy định của từng góc chơi
- Trẻ biết thể hiện tình cảm của bản thân qua các vai chơi
- Giáo dục trẻ tính đoàn kết, chia sẻ, hợp tác với bạn trong khi chơi
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm:
- Trong lớp học
2. Nội dung chơi và đồ chơi theo góc
Stt
|
Góc chơi
|
Nội dung chơi
|
Chuẩn bị đồ dùng
|
1
|
Sách - Văn học
|
- Diễn rối truyện “Ba cô gái”
- Đọc thơ theo tranh “Làm quen chữ số”
- Tô các nhân vật trong truyện rồi đóng sách.
|
- Các nhân vật trong câu truyện được làm bằng rối ngón tay
- Bài thơ khổ A3( có một vài hình minh họa được trẻ vẽ)
- Bìa, tranh vẽ, sáp màu
|
2
|
Tạo hình
|
- Nhà tạo mẫu thời trang ( thiết kế và trang trí quần áo, mũ, túi sách)
- Tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên.
|
- Các chất liệu vải khác nhau, kéo, màu, hồ…
- Lá cây, sỏi, vỏ sò, chai lọ, đồ gốm sứ. Màu nước, bút lông, áo
|
3
|
Toán
|
- Trò chơi với số 6 và số lượng trong phạm vi 6: Gài que tính cho đủ số lượng, Xâu hạt cho đủ số lượng, Tìm và kẹp số phù hợp với số lượng tương ứng, Tạo hình số và hình học với bảng chun theo ý thích
|
- Que tính
- Hạt, dây xâu
- Kẹp gỗ, Thẻ chứa các loại số và số lượng các đồ dùng
- Bảng chun
|
4
|
Chữ cái
|
- Trò chơi với chữ cái o, ô, ơ: Gắn hạt lên nét chữ, Xâu chữ, Kẹp chữ còn thiếu, Cắt dán chữ
|
- Hột hạt, bảng nét chữ.
- Hạt, dây xâu chữ.
- Thẻ chữ và thẻ từ.
- Báo giấy, bảng dán.
|
5
|
Kĩ năng thực hành cuộc sống
(góc trọng tâm)
|
- Rót khô (Bình có vòi, hạt tròn)
- Rót ướt (bằng bình sứ)
- Cách cài khuy áo
- Chải tóc, buộc tóc, trang trí tóc cho bạn gái bằng kẹp nơ
|
- Bộ rót khô
- Dụng cụ rót
- Bộ học cụ cài khuy áo
- Hình khuôn mặt bằng dạ, len
- Bộ đồ chải tóc
|
6
|
Khám phá
Thiên nhiên
|
- Sắp xếp quá trình lớn lên của bé.
- Chọn hình ảnh sở thích của bạn trai, bạn gái.
- Tìm hiểu về lá cây.
- Chăm sóc cây.
|
- Lô tô hình ảnh quá trình lớn lên của bé.
- Lô tô hình ảnh đồ dùng bạn trai, bạn gái.
- Kính lúp, rổ.
- Bình tưới
|
7
|
Gia đình
|
- Tổ chức sinh nhật: pha nước chanh, hoa quả dầm, trang trí bánh quy
|
- Đồ dùng gia đình
|
8
|
Bán hàng
|
- Bán các thực phẩm sạch có lợi lợi cho sức khỏe: hoa quả, bánh, chả xiên
- Các loại đồ dùng trong gia đình: ly, cốc, thìa, giấy ăn
|
- Tranh vẽ các thực phẩm
- Bìa
|
9
|
Xây dựng
|
- Xây công viên
|
- Khối gỗ, hình hộp, cỏ cây, nhà, người…
|
10
|
Âm nhạc
|
- Biểu diễn các bài hát đã học.
|
- Băng đài nhạc các bài hát đã học
- Dụng cụ âm nhạc
- Trang phục biểu diễn
|
11
|
Vận động
|
- Xếp hình bằng sỏi và bật ô.
- Bò chui qua cổng.
|
- Sỏi , đá, hột,hạt
- Cổng chui
|
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1.Ổn định tổ chức:( 1-2’)
- Cô cho trẻ hát bài hát “ Cái mũi”
- Sau bài hát cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn.
- Cô trò chuyện cùng trẻ
+ Kể tên và nói về tác dụng của các bộ phận trên cơ thể ?
+ Chúng mình đã có thể tự làm được những điều gì ?
- Cô gợi mở hoạt động góc với chủ đề “Tớ có thể tự làm được gì”
- Cô dùng quả bóng để lăn đến các trẻ, đến trẻ nào trẻ sẽ đứng lên và nói về mong muốn chơi ở góc nào và dự định chơi của mình.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: (35- 40’)
* Trò chuyện thảo luận về ý tưởng chơi của trẻ:
- Cô lăn bóng đến trẻ và gợi mở để trẻ nói về kế hoạch buổi chơi: Con thích chơi ở góc nào? Chơi với bạn nào? Nội dung chơi là gì ?
- Cô cho trẻ tiếp tục lăn bóng tới bạn khác và bạn đó tiếp tục chia sẻ ý tưởng chơi.
- Cô giới thiệu đồ dùng đồ chơi mới tại góc thực hành cuộc sống: bộ giáo cụ chải tóc và buộc tóc.
+ Cô đố trẻ bộ giáo cụ này ở góc chơi nào ? Chơi như thế nào ?
+ Cô khuyến khích trẻ nào muốn chơi ở góc thực hành cuộc sống sẽ theo cô về góc và cô sẽ hướng dẫn cụ thể hơn.
- Cô cho trẻ kể tên các góc chơi khác và gợi ý trẻ có thể tìm bạn chơi và về góc cùng nhau thỏa thuận trước khi chơi.
- Cô hỏi trẻ: Cần thực hiện điều gì khi tham gia vào các góc chơi?
* Quá trình chơi:
- Cô cho lần lượt từng nhóm về góc chơi, thỏa thuận trước khi chơi và chơi cùng nhau.
- Trong quá trình trẻ chơi cô nhập vai chơi cùng trẻ, bao quát giúp đỡ trẻ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nhóm chơi nếu có, gợi mở nội dung chơi nếu thấy nội dung chơi của trẻ còn đơn điệu hoặc trẻ đã chán chơi.
- Cô luôn động viên trẻ để trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo của mình qua các vai chơi và gợi mở để trẻ có sự liên kết giữa các vai chơi (góc chơi )
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô cùng chia sẻ cảm nhận sau buổi chơi tại góc chơi và kết thúc ở từng góc chơi
- Cô mời cả lớp đến thăm quan góc có nhiều sản phẩm sáng tạo nhất.
3. Kết thúc: Cả lớp hát bài “Khuôn mặt cười”
|
- Trẻ hát và vận động bài hát “Cái mũi”
- Trẻ nắm tay ngồi thành vòng tròn
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ đứng lên nói lên ý tưởng của mình về buổi chơi cho cả lớp.
- Các trẻ trong lớp phát biểu ý kiến, ý thích của mình về buổi chơi.
- Trẻ nói lên mình thích chơi ở góc nào, chơi gì, cần có đồ dùng gì cần cô hỗ trợ.
- Trẻ đoán nội dung chơi.
- Trẻ suy nghĩ về việc lựa chọn tham gia nội dung chơi mới.
-Trẻ trả lời: Cần thực hiện nội quy của các góc chơi ạ
- Trẻ thỏa thuận tại nhóm chơi để phân vai chơi và thống nhất nội dung chơi.
- Trẻ chơi theo ý thích, chơi cùng bạn, tuân thủ nội quy góc chơi.
- Trẻ nói lên cảm nhận của mình sau buổi chơi.
- Trẻ đi tham quan góc bạn.
|