GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài : Sự đổi màu của nước bắp cải tím
Lứa tuổi : 5 - 6 tuổi
Lớp : Mẫu giáo Lớn số 3
Số trẻ : 20 – 25 Trẻ
Thời gian : 30 – 35 phút
Người thực hiện : Nguyễn Thu Trang
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đặc điểm bên ngoài và bên trong của bắp cải tím.
- Trẻ biết được cách tạo ra nước bắp cải tím, biết được sự chuyển màu của nước bắp cải tím khi hòa với một số chất như dấm, xà phòng, chanh, nước rửa tay.
- Trẻ biết ứng dụng vào cuộc sống: màu của nước bắp cải tím hòa với một số chất có thể dùng để nhuộm màu vải làm đồ dùng đồ chơi.
2. Kỹ năng:
- Trẻ phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét, so sánh và thảo luận về sự chuyển màu của nước bắp cải tím.
- Trẻ có kĩ năng sử dụng một số đồ dùng đơn giản để làm thí nghiệm.
- Trẻ có kĩ năng hoạt động nhóm và kĩ năng lao động tự phục vụ.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích hoạt động khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- Nước bắp cải tím, dấm, xà phòng, nước rửa tay, chanh.
- Chậu nhựa, bát thìa, cốc nhựa.
- Vải, kẹp gỗ, giá phơi, bút sáp màu, giấy kí hiệu.
2. Địa điểm:
- Lớp MGL số 3. Phòng học thoáng mát, sạch sẽ.
- Trẻ ngồi về bàn để khám phá.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
1. Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “Em ra vườn rau”
- Hỏi trẻ về rau bắp cải tím
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Khám phá cách tạo ra nước bắp cải tím:
- Đố các con biết điều gì sẽ xảy ra nếu cô cho lá bắp cải tím vào trong chậu nước ?
- Cô cho trẻ về bàn cùng nhau tạo ra nước bắp cải tím.
- Trẻ xé nhỏ, vò nát lá bắp cải tím cho vào chậu nước. Trẻ vừa làm vừa quan sát.
- Cô khái quát: Bắp cải tím càng được thái nhỏ hay say nhuyễn thả vào nước thì nước sẽ càng có màu tím đậm hơn.
- Cô làm ảo thuật cho trẻ xem về sự đổi màu của nước.
- Hỏi trẻ về những điều trẻ quan sát được.
- Khơi gợi trí tò mò khám phá của trẻ: Các con có muốn làm được như cô không ?
* Khám phá về sự đổi màu của nước bắp cải tím
- Các con thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta hòa nước bắp cải tím với một số chất khác như dấm, chanh, xà phòng, nước rửa tay.
- Cô đã giới thiệu đồ dùng đã chuẩn bị cho trẻ để làm thí nghiệm: Các chai đựng nước bắp cải tím; Các chai đựng các chanh, dấm, xà phòng, nước rửa tay có dán kí hiệu bên ngoài; Các cốc có dán kí hiệu các chất để trẻ hòa màu theo; Giấy kí hiệu nhóm thí nghiệm.
Cô hướng dẫn: cốc có dán kí hiệu hình cốc màu tím và quả chanh thì các con phải hòa nước bắp cải tím với chai nước chanh, sau đó các con xếp cốc thí nghiệm theo nhóm.
- Cô mời trẻ về hoạt động tại các bàn, mời bạn bàn trưởng lên bê các khay đồ dùng về bàn và các bạn trong nhóm cùng kê bàn để làm thí nghiệm.
- Cô cho trẻ dự đoán kết quả trước ghi thực hiện và cùng nhau quan sát nhận xét, so sánh kết quả tại nhóm.
-Khi trẻ các nhóm thực hiện xong cô tập trung trẻ cùng nhận xét một vài kết quả của trẻ các nhóm. Khái quát chung về sự đổi màu của nước bắp cải tím.
* Tìm hiểu ích lợi của nước rau bắp cải tím:
- Cô hỏi ý kiến ý tưởng của trẻ: Theo con, chúng ta có thể dùng những nước bắp cải tím đã đổi màu này để làm gì ?
- Cô đề xuất ý kiến dùng để nhuộm màu vải tạo nên những lá cờ nhiều màu sắc khác nhau.
3.Kết thúc:
- Cô và trẻ đi xem thành phẩm của mình.
- Trẻ cùng cô dọn lớp.
|
-Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ đoán
- Trẻ quan sát và nói nên điều nhìn thấy
- Trẻ dự đoán.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thảo luận.
- Trẻ thảo luận
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhuộm màu lá cờ bằng vải.
- Trẻ cùng xem thành phẩm và thu dọn lớp.
|