Trẻ bị sốt siêu vi nên ăn gì, chăm sóc như thế nào?
Bé bị sốt siêu vi nên cho ăn cháo loãng, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C, giữ cho cơ thể bé được thông thoáng, thoải mái, ăn uống dinh dưỡng & dùng thuốc kháng sinh nhẹ, bé sau 3-5 ngày sẽ khỏi hẳn.
Bệnh sốt siêu vi là gì?
Bệnh sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ việc lên cơn sốt do một số loại vi rút gây ra. Từ biểu hiện của bệnh, một số loại sốt siêu vi có thể dễ dàng chuẩn đoán, nhưng cũng có một số loại rất khó phân biệt với sốt thường. Sốt siêu vi lây lân nhanh và đôi khi bùng phát thành dịch nhỏ vào một số thời điểm trong năm.
Sốt siêu vi là những trường hợp sốt do nhiễm cái loại vi trùng (virut) khác nhau. Phần lớn căn bệnh này thường không nguy hiểm và có thể tự hết, nhưng đôi khi cũng có một số trường hợp dẫn đến tử vong, nhất là đối với trẻ em. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhanh chóng đưa đến tử vong đặc biệt là đố với trẻ em.
10 dấu hiệu bệnh sốt siêu vi ở trẻ em
- Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo,…
- Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
- Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng, không có máu, chất nhày.
- Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.
- Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
- Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
- Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.
Trẻ bị sốt siêu vi nên ăn gì?
Khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, hãy để trẻ nghỉ ngơi. Bị sốt cũng sẽ làm giảm các hoạt động tiêu hoá của dạ dày, vì thế hãy cố gắng tránh cho bé ăn những đồ ăn khó tiêu hoá, không có lý do nào để giảm bữa ăn thường ngày khi bé không từ chối ăn.
Cụ thể, chế độ ăn của trẻ bị sốt (không phải sốt thương hàn) như sau:
Trẻ nhỏ hơn 6 tháng
-Bú mẹ nhiều lần, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn. Mẹ phải uống thêm sữa và nước để đủ sữa cho trẻ vì trẻ sốt bị mất nước nên rất cần nước.
– Nếu trẻ bú bình: lượng sữa trong một ngày là 150ml cho mỗi cân nặng cơ thể, chia làm 8-10 lần. Cho trẻ uống nước “đã khát” mới cho bú bình vì nếu không bù đủ số nước bị mất do sốt thì trẻ sẽ bỏ bú sữa. Có thể làm mát sữa cho trẻ “háu bú”.
Trẻ từ 6 đến 24 tháng
- – Bú sữa đang dùng: là sữa mẹ hoặc sữa bình trẻ đang dùng và pha như bình thường.
- – Bột hoặc cháo có đủ chất dinh dưỡng như bình thường nhưng xay loãng, cho trẻ ăn nhiều cữ trong ngày (4-5 cữ) nhưng mỗi lần ăn ít một (1/3-1/2 chén).
- – Chất đạm tốt nhất là sữa, thịt gà, thịt heo.
- – Cho trẻ uống thêm nước trái cây mát sau khi bú và sau khi ăn bột hoặc cháo.
Trẻ từ 24 đến 60 tháng
- Ăn cơm như bình thường, nhiều lần, ít một.
- Bữa ăn nên có thêm canh chua hoặc những loại canh mà trẻ dễ ăn như canh khoai mỡ, canh rau ngót, canh nấu thịt, cua mồng tơi….giúp trẻ ngon miệng, dễ ăn.
- Ăn thêm một cữ tối nếu trẻ thèm ăn và thức khuya do sốt.
- Cho trẻ ăn những món mà trẻ thích.
- Ăn thêm những món phụ nhưng bổ dưỡng như bánh Flan, yaourt…
- Uống thêm nước, sữa, yaourt, nước trái cây mát.
Ăn uống: -Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
Chăm sóc trẻ sốt siêu vi tại nhà ĐÚNG CÁCH để bé mau khỏi như sau
BS.Đặng Thị Kim Trinh , Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bệnh nhiễm siêu vi không có thuốc đặc hiệu mà chỉ chữa triệu chứng và các biện pháp hỗ trợ. Những việc cần làm khi trẻ bị sốt siêu vi:
- Hạ sốt: Các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi sát nhiệt độ của trẻ từng giờ đến khi đỡ sốt. Trong nhà nên thường xuyên có cặp nhiệt độ, thuốc hạ sốt. Khi thân nhiệt cao trên 38,5độC thì dùng một số thuốc hạ sốt như paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng mỗi 4 – 6 giờ để tránh sốt cao co giật (Không dùng Aspirin vì có thể gây nguy hiểm).
- Chườm mát: lau người cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
- Bù nước: Khi sốt cao có thể gây mất nước, gây rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên cho trẻ uống nhiều nước chín và bù điện giải bằng cách uống Oresol .
- Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tắm bằng nước ấm, phòng kín. Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng Natrichlorua 0,9% để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Cách ly trẻ không cho đến trường (vì bệnh có thể gây thành dịch). Đồng thời phải giữ ấm cho trẻ.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể dùng thuốc giảm ho, long đờm hoặc một số thuốc ho có nguồn gốc thảo dược. Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo lịch tiêm chủng của Chương trình TCMR, nếu có điều kiện nên tiêm phòng các loại vacxin khác ngoài chương trình.
Đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế nếu trẻ: co giật, sốt cao không hạ sốt được nôn khan nhiều lần, tiêu chảy, lơ mơ, li bì, thở nhanh.