I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ai yêu nhi
đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác
Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng .
Câu hát đó luôn sống mãi trong lòng mỗi
người qua bao thế hệ, và tư tưởng tấm gương đạo đức của Bác là một điển hình.
Đó chính là một tài sản vô giá của dân tộc và cũng là những cơ sở của nền giáo
dục Việt Nam.
Giáo dục tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người ,
mà có tính bao quát sâu xa , nhưng vô cùng sinh động ,thiết thực, nhằm đào tạo
ra những con người toàn diện vừa “hồng”
vừa “ chuyên” có lí tưởng ,đạo đức , sức khỏe, thẩm mỹ…
Trong di chúc Bác đặc biệt
quan tâm đến nghành giáo dục, từ những lời dạy của Bác về giáo dục đạo đức hiện
nay trong công cuộc đổi mới giáo dục chúng ta không thể quan tâm đến những vấ
đê ” giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh , đặc biệt là lứa tuổi
Mầm non, trẻ em như một cây non, cần được uốn nắm ngay từ đâu “ .
Bác Hồ kính yêu của chúng ta
khi còn sống Bác luôn qua tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi
đồng. Bác chú trọng từng bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu .
Bác Hồ nói :
“ Trẻ thơ như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành ngoan “
Đúng như vậy , trẻ ở tuổi
mầm non thật đáng yêu , tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng . Mọi
hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường
mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kì lạ, thần tiên.
Hưởng ứng, thực hiện hiệu
quả cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “ .Mỗi
giáo viên Mầm Non không chỉ học mà còn giáo dục cho thế hệ học sinh của mình “
Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “ . Việc học và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh giúp trẻ thể hiện lòng yêu nước, lòng kính trọng yêu quý
đến với Bác. Việc làm này đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong các
nhà trường, trong mỗi người Việt Nam nói chung
và những giáo viên mầm non như tôi nói riêng .
Chương trình giáo dục mầm
non mới hiện nay đã tạo điều kiện cho người giáo viên được chủ động, linh hoạt,
sáng tạo khi lựa chọn các nội dung để lồng ghép theo từng chủ đề cho phù hợp
với thực tế với học sinh của lớp mình . Trên cơ sở đó tôi có kế hoạch chuẩn bị
nội dung, các đồ dùng , đồ chơi, vật liệu trong các chủ đề lồng ghép giáo dục
đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh cho trẻ lớp mình.
Thông qua hoạt động văn học, sẽ
giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo và nhân cách con người. “ Làm quen văn
học “ là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì
thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại hình nghệ
thuật đặc sắc. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã
sống tran hòa trong không khí lời ru “ ấu thơ “ đầy yêu thương tận tình của mẹ
, bà…và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ.
Từ khi lọt lòng mẹ đến chập
chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết , đọc thì văn học thì văn học là
chiếc cầu nối là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi
đầu tiên , ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, thơ ca, chuyện kể là tấm gương mẫu mực
về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục
trẻ yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những
người thân , biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, gét cái ác
độc, phê phán những việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn… và còn là
phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng , mà đặc biệt ở tuổi
mẫu giáo lớn thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ , trẻ nói
mạch lạc, nói diễn cảm ,nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp.
Qua thực tế nhiều năm dạy trẻ
mẫu giáo lớn , tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các hoạt động làm quen với văn học. Nhưng qua
các tác phẩm viết về các bài học giáo dục tấm gương đạo đức về Hồ Chí Minh, tôi
đã lồng ghép một cách nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ. Trong sáng kiến kinh nghiệm
này tôi chỉ đi sâu trình bày ” Một số kinh nghiệm giáo dục tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh qua các tác phẩm lồng ghép vào các chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Khi xây dựng nội dung lồng
ghép trong các chủ đề cho trẻ ngoài việc tham khảo các tài liệu học bồi dưỡng
về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh do phường tổ chức, sách báo tạp chí , sưu tầm
trên mạng ngoài ra tôi còn căn cứ vào những thuận lợi khó khăn của địa điểm
lớp, những trang thiết bị đồ dùng đò chơi mà lớp được nhà trường trang bị để
xây dựng nội dung hoạt động sao cho phù hợp, giúp cho trẻ hoạt được tốt nhất.
A.
Một số thuận lợi , khó
khăn khi xây dựng nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua các tác
phẩm văn học lồng ghép vào các chủ đề cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
1.
Thuận lợi
* Về ban giám hiệu : Ban giám hiệu nhà trường
luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo vien học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh qua nhiều phong trào, hoạt động như :
- Được Đảng bộ phường
Thanh Xuân Bắc mời các giảng viên học viện chính trị về giảng về tấm gương đạo
đức của Bác , phổ biến các câu nói hay của Bác cho giáo viên học tập, khuyến
khích giáo viên sưu tầm các bài hát, câu truyện về Bác để dạy cho trẻ.
- Tổ chức các chuyến đi
thăm quan học tập tư tưởng chính trị ở “
K9 Tây Sơn “
* Về giáo viên : Bản thân tôi là một Đảng
viên gương mẫu trong việc thực hiện nghiêm túc các qui chế chuyên môn , cũng
như trong từng tác phong sư phạm và luôn nhiệt tình có trách nhiệm trong mọi
công việc, luôn có tinh thần học hỏi ở bạn bè , đồng nghiệp, có năng lực sư
phạm có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, ham hiểu biết,
say mê tìm hiểu và vận dụng những nội
dung mới trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
* Về phụ huynh : Phụ huynh học sinh luôn
nhiệt tình hưởng ứng, sẵn sàng hỗ trợ về
nguyên vật liệu , phương tiện dạy học ( băng đĩa hình , tranh ảnh, sưu tầm, in
ấn các tài liệu theo từng chủ đề và các tài liệu về Bác ).
- Qua nhiều năm trực tiếp
đứng lớp thực hiện công tác chủ nhiệm và chăm sóc trẻ, tôi nhận thấy từ ở lớp
mẫu giáo lớn do tôi dạy , trẻ rất thích được nghe cô kể truyện, đọc thơ và tham
gia hát múa về Bác Hồ , các trẻ luôn dành những ánh mắt yêu thương, thái độ
kính trọng trong khi được nghe cô nói về Bác, và tôi nghĩ mình có thể dựa vào
điều kiện thuận lợi này để giáo dục cho trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo
đức của Bác .
2. Khó Khăn
* Về trẻ: Một số trẻ chưa tích cực
tham gia hoạt động. Bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ chưa có nhiều, khả năng
diễn đạt chưa tốt , vốn hiểu biết của trẻ về Bác Hồ còn nhiều hạn chế …nên khó
khăn cho giáo viên khi tổ chức
* Về giáo viên : Trên
thực tế, việc triển khai thực hiện lồng ghép giáo dục tấm gương đạo
đức về Bác đòi hỏi giáo viên phải xây
dựng nội dung giáo dục cũng như các hoạt dộng trong lớp theo từng chủ đề sao
cho phù hợp với thực tế học sinh của lớp mình. Do phải thực hiện nghiêm túc chế
độ sinh hoạt của lớp, nên giáo viên gặp khó trong việc dành thời gian để nghiên
cứu tài liệu, lên mạng sưu tầm các nội dung liên qua đến nghành học và xây dựng
các hoạt động chuẩn bị các phương tiện , các đồ dùng , học liệu cho trẻ khi tổ
chức các họat động .
Vậy nên, với những thuận
lợi khó khăn trên tôi luôn trăn trở về lời dạy của Bác “ Các thầy cô giáo phải
tìm cách dạy, dạy cái gì, dạy như thế nào để trò hiểu chóng nhớ lâu, tiến bộ
nhanh , thầy dạy tốt trò học tốt để thiết thực góp phần đào tạo những hiền tài
cho quốc gia “ . Vấn đề này làm tôi luôn quyết tâm suy nghĩ tìm tòi và tìm được
hướng đi cho mình qua đề tài : “ Một số kinh nghiệm xây dựng nội dung giáo dục
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua các tác phẩm văn học lồng ghép vào các chủ đề
mẫu giáo 5-6 tuổi “
B.
Một số nguyên tắc khi xây
dụng các hoạt động .
- Lên kế hoạch chương trình
ngay từ đâu năm học .
- Xin ý kiến đồng ý của
đồng chí tổ trưởng chuyên môn , trao đổi thảo luận với các bạn đồng nghiệp
trong nhóm .
- Sưu tầm các bài thơ, bài
hát, câu chuyện, tranh ảnh, phim tư liệu trên sách, báo, tạp chí….
- Tham khảo các tài liệu
để xây dựng các hoạt động khi lồng ghép giáo dục tấm gương đạo đức về Bác vào
các chủ đề sao cho phù hợp và luôi cuốn được trẻ ( các câu chuyện bài thơ hay,
các bản nhạc không lời khi dạy thơ, truyện, tranh ảnh…..)
- Ứng dụng công nghệ thông
tin vào trong các hoạt động làm quen văn học.
- Chương trình giáo dục
mầm non mới yêu cầu tổ chức các hoạt động cho trẻ được tiến hành theo các chủ
đề, vì vậy các bà thơ , câu chuyện phải phù hợp với nội dung của từng chủ đề.
- Nội dung của từng bài
phải có mục đích yêu cầu, mục tieu cụ thể : Ví dụ Cần cung cấp kiến thức gì ?
rèn luyện kỹ năng gì cho trẻ ?
- Bài thơ, câu truyện phải
có nội dung phong phú , kiến thức phải chính xác phù hợp với đặc điểm phát triển
tâm sinh lý của tuổi mẫu giáo lớn và đảm bảo tính vừa sức, dễ quá trẻ sẽ nhanh
chán hoặc khó quá trẻ sẽ không thực hiện được . bài thơ, câu truyện phải thay
đổi thường xuyên theo chủ đề , để thu hút và gây hứng thú cho trẻ.
- Dựa vào đặc điểm phát
trển tâm sinh lý , đặc điểm tiếp nhận của trẻ mẫu giáo lớn , căn cứ vào nội
dung chương trình chăm sóc giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi , khảo sát điều
kiện thực tế và rình độ học sinh lớp mẫu giáo lớn số 2 trường Mầm non Trang An
, tôi đã xây dựng một số hoạt động lồng ghép giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh theo các chủ đề được chình bày cụ thể trong phần III sau đây.
III. NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG LỒNG GHÉP VÀO CÁC CHỦ ĐỀ
Sự kiện
|
Nội dung
|
Hoạt động
|
Trường Mầm Non
|
- Dạy trẻ quan tâm
giúp đỡ bạn, hợp tác với bạn trong các hoạt động học tập , lao động,
vui chơi .
-Dạy trẻ biết lắng nghe
ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép.
- Dạy trẻ một số quy
định ở lớp và nơi công cộng : Biết chờ đến lượt , giữ gìn vệ sinh môi trường
…
- Dạy kính trọng , lễ
phép với thầy cô giáo, các cô chú trong trường mầm non, yêu thương giúp đỡ
bạn bè ( làm theo lời Bác đã dặn các cháu thiếu nhi )
|
Truyện:
- Thế nào là ngoan
- Bác tặng cháu bé một
bông Hồng
- Chia kẹo
|
Bản thân
|
- Dạy trẻ bày tỏ nhu
cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép.
- Dạy trẻ nghe hiểu nội dung một số bài thơ câu chuyện trong
chủ đề bản thân.
- Trẻ biết yêu quý và
giữ gìn các bộ phận giác quan trên cơ thể , ăn uống đủ chất, hăng hái tập thể
dục theo lời kêu gọi của Bác Hồ để mỗi ngày có sức khỏe tốt, cơ thể phát
triển khỏe mạnh , hài hòa cân đối, biết cách ăn mặc gọn gàng, giản dị khi đến
lớp , đó cũng là cách học tập phong cách của Bác dù ở nhà hay đi đâu.
- Dạy trẻ bằng hành động
: Tôi dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn , sau khi đi vệ sinh.
- Dạy trẻ biết cách ăn
mặc gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với thời tiết
|
Truyện:
- Đến thăm trường thiếu
nhi miền nam
- Các em thật sạch và
ngoan
Thơ:
- Bé tạp nói
- Em vẽ Bác Hồ
|
Gia đình
|
- Dạy trẻ lễ phép , kính
trọng, yêu thương. Ông bà cha mẹ, người lớn tuổi, biết thưa gửi chào hỏi lễ
phép.
- Dạy trẻ yêu quý và
chân trọng tình cảm của những người thân yêu trong gia đình .
- Dạy trẻ kĩ năng giao
tiếp , chào hỏi chuẩn mực với văn hóa trong gia đình.
- Dạy trẻ quan tâm, giúp
đỡ tôn trọng các thành viên trong gia đình .
- Dạy trẻ một số thói
quen kĩ năng tốt trong gia đình: đi đứng, nói năng nhẹ nhàng, thói quen ăn uống
lịch sự văn minh.
- Hình thành một số kỹ
năng ứng sử , tôn trọng theo truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam
|
Truyện:
- Bác Hồ đến với các
cháu nhỏ mồ côi ở trại Kim Đồng
- Mừng cho các cháu Bác
lại càng thương nhớ mẹ.
Thơ:
- Bác thăm nhà cháu
|
Nghề Nghiệp
|
- Dạy trẻ yêu qúy và tôn
trọng những người làm ở tất cả các ngành nghề trong xã hội. Có thái độ quý
trọng các nghề, không phân biệt đối xử với nghề nào cả, bởi nghề nào cũng
mang lại lợi ích cho chúng ta và đáng được chân trọng
- Dạy trẻ đóng vai các
nhân vật, các ngành nghề mà trẻ yêu thích.
|
Truyện:
- Nghề nào cũng đáng quý
- Cháu tập đàn một tay có khó không
- Bác Đến
|
Thực vật
|
- Dạy trẻ quan tâm tới
môi trường: thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây
- Dạy trẻ một số quy
định ở lớp và nơi công cộng: biết chờ đến lượt, giữ gìn vệ sinh môi trường…
- Dạy trẻ biết phối hợp
với bạn trong các hoạt động học tâp, lao động, vui chơi…
- Dạy trẻ yêu thích cảnh
vật thiên nhiên và mong muốn được giữ gìn bảo vệ môi trường sống.
- Dạy trẻ yêu quý các
loại cây xanh, các loài hoa.
- Dạy trẻ có ý thức bảo
vệ cây, không ngắt lá bẻ cành, không dẫm chân lên cỏ, không hái hoa nơi công
cộng.
- Dạy trẻ yêu quý người
trồng cây, tôn trọng sản phẩm của người lao động làm ra, yêu quý và chăm sóc
các loại cây, hoa để môi trường thêm đẹp.
- Giáo dục trẻ quan tâm
với môi trường, cảnh vật thiên nhiên thông qua các hoạt động ( các bài hát,
câu chuyện, bài thơ) về Bác.
|
Truyện:
- Chiếc rễ Đa tròn
Thơ:
- Em yêu miền Nam
- Hoa quanh lăng Bác
|
Tết và Mùa Xuân
|
- Dạy trẻ biết sử dụng
một số từ chỉ thời tiết, đặc điểm cảnh quan của mùa xuân ( vẻ đẹp cây cối…)
- Dạy trẻ nói lên suy
nghĩ của mình về ngày tết, biết kể về cảnh đẹp của mùa xuân.
- Hình thành cho trẻ kĩ
năng giao tiếp, chào hỏi phù hợp với ngày Tết cổ truyền
- Dạy trẻ biết ý nghĩa
của ngày Tết cổ truyền của dân tộc, biết được phong tục tập quán của ngày
tết.
- Dạy trẻ biết các nét
văn hóa của dân tộc.
- Dạy trẻ trồng cây
hưởng ứng tết trồng cây, cô cùng trẻ tưới nước chăm sóc cây thường xuyên để
dạy trẻ tính cần cù kiên nhẫn trong lao động biết được quá trình lớn lên của
cây xanh và biết được lợi ích của cây đối với lợi ích con người.
|
Truyện:
- Một tết ở Pác Bó
- Quà của bác Hồ tặng
các cháu
|
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi
|
Dạy trẻ biết thể hiện
tình cảm, lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc, chăm ngoan học giỏi để tỏ
lòng yêu kính với bác.
- Dạy trẻ đọc thơ, nghe
các câu chuyện bài hát và trò chuyện về các cảnh đẹp, của quê hương và các
hình ảnh về Bác Hồ. Qua việc cho trẻ xem những tư liệu đó sẽ giúp cho trẻ
thêm yêu quê hương đất nước và học nhiều đức tính tốt đẹp của Bác.
|
Thơ:
-Anh Bác
- Bác Hồ của em
- Bác Hồ kính yêu
Truyện:
|
IV.MỘT SỐ GIÁO ÁN LỒNG GHÉP VÀO CÁC CHỦ ĐỀ
Sự kiện : TRƯỜNG MẦM NON
TRUYỆN (Thế là ngoan)
Lứa tuổi mẫu giáo lớn:
(5-6 tuổi)
I . Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Dạy trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong câu chuyện
- Dạy trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện .
( Tấm gương đạo đức của
Bác Hồ : Quan tâm , yêu thương các cháu nhi đồng )
- Các vị trí và chức năng
của các phòng học trong trường mầm non
2. Kỹ năng:
- Ghi nhớ
có chủ định
- Trẻ trả lời được câu đủ thành phần , rõ ràng , mạch lạc
- Biết diễn đạt ý hiểu của
mình qua ngôn ngữ giao tiếp với cô và các bạn.
3. Thái độ:
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Yêu quý , trân trọng và
luôn nhớ tới những tình cảm của Bác đã dành tặng cho các cháu thiếu nhi.
- Học tập tấm gương của
bạn nhỏ ( luôn thật thà , dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm ).
II. Chuẩn bị
- Đĩa hình ảnh phim tư
liệu về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi .
- Các tranh , ảnh sưu tầm
trên mạng internet , sách báo về Bác Hồ
- Băng nhạc các bài hát về
Bác Hồ (Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh , Nhớ ơn Bác)
- Hoa đeo tay để trẻ biểu
diễn .
III . Cách tiến hành .
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1: Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ hát và vận
động bài hát
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh .
+ Cô hỏi trẻ bài hát nói về ai ?
+ Tình cảm của Bác với
các cháu thiếu nhi ?
+ Qua những câu hát nào
?
2: Phương pháp hình
thức tổ chức
* Hoạt động 1: Cho trẻ xem các tranh ảnh mà cô và
trẻ sưu tầm về Bác .
- Gợi ý một số trẻ kể về những hình ảnh đó .
+ Bác chia kẹo cho các
cháu .
+ Bác bế em bé ôm vào
lòng .
+ Bác múa hát cùng các
cháu.
+ Bác xúc cơm cho cháu
bé .
+ Em bé ngồi trong lòng
vuốt râu bác.
- Sau đó cho trẻ cất
tranh .
* Hoạt động 2: Cô kể chuyện
- Cô kể lần 1 cùng nhạc
+ Cô vừa kể câu chuyện
gì ?
+ Câu chuyện kể về ai ?
- Cô kể lần 2 ( kết hợp
trình chiếu phim tư liệu về Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi trên nền nhạc ) .
+ Câu chuyện xẩy ra ở
đâu ?
+ Trong câu chuyện có
những nhân vật nào ?
* Hoạt động 3: Đàm thoại ,trích dẫn .
Hình ảnh 1: Tất cả mọi
người ùa ra đón Bác.
+ Khi Bác đến thì mọi
người thế nào ?
+ Vì sao bé Tộ lại len
lên phía trước ?
Hình ảnh 2: Bác Hồ dắt
tay các cháu .
+ Bác đã đi thăm những
phòng nào trong trại nhi đồng ?
Hình ảnh 3: Bác Hồ bế em bé trên lòng .
+ Bác quan tâm và hỏi
các bạn nhỏ điều gì ?
Hình ảnh 4: Bác Hồ chia kẹo cho các cháu
thiếu nhi.
- Một bạn nhỏ đã dơ tay
xin nói?
+ Bạn nói với Bác điều
gì ?
+ Vì sao bạn Tộ lại buồn
?
+ Bạn Tộ ngẹn ngào, hối
hận và thưa với Bác như thế nào ?
+ Bác khen bạn Tộ như
thế nào ?
+ Tình cảm của Bác Hồ
với thiếu nhi như thế nào ?
+ Qua câu chuyện này các
con có cảm nhận như thế nào?
- Giáo dục: Từ những câu
chuyện đời thường nhất Bác như đang sống trong mỗi chúng ta . Trong trái tim
nhân hậu của mình, bao giờ Bác cũng dành phần lớn cho thiếu niên nhi đồng.
* Hoạt động 4: Trẻ ngồi gần cô xem đoạn phim tư
liệu về Bác Hồ có lời bình.
3: Kết thúc: Để thể hiện tình cảm yêu thương và quý trọng của các con đối
với Bác
- Cô mời 1 nhóm lên đoc
bài thơ “ Ảnh Bác “
- Cả lớp lên biểu diễn
bài hát “ Nhớ ơn Bác “
|
- Trẻ hát và vận động cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem tranh và cùng
thảo luận
-Trẻ lắng nghe cô kể
chuyện
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô kể chuyện
và xem phim
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem phim
- Trẻ lên biểu diễn
|
Sự kiện :
BẢN THÂN
Truyện ( Đến thăm trường thiếu nhi
Việt Nam
)
Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn.
I. Mục đích yêu cầu .
1. Kiến thức
- Dạy trẻ nhớ tên
truyện , tên các nhân vật trong truyện
- Dạy trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa của câu truyện
( Tâm gương đạo đức của Bác Hồ , bàn tay con người rất
đáng quý , dạy trẻ luôn giữ sạch đôi tay )
2. Kỹ năng
- Trẻ trả lời được câu đủ thành phần , rõ ràng , mạch lạc
- Biết diễn đạt ý hiểu của
mình qua ngôn ngữ giao tiếp với cô và các bạn.
3. Thái độ
- Qua bài học trẻ biết đôi bàn tay con người rất đáng
quý , trẻ biết giữ đôi tay sạch sẽ ,biết rửa tay trước và sau khi ăn
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh minh họa về câu truyện
- Các tranh, ảnh sưu tầm trên mạng internet về Bác Hồ
- Tạp chí, sách báo sưu tầm về các tác dụng của đôi
bàn tay (vẽ, xúc cơm,ôm mẹ… )
- Khung tranh , sa bàn về câu truyện . 4 quyển sách
bằng các quyển lịch cũ .
- Sách sưu tầm tác dụng của đôi bàn tay .
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1.Ôn định tổ chức
- Cho trẻ xem các
tranh ảnh mà cô và trẻ sưu tầm về Bác
- Gợi ý một số trẻ kể về những hình ảnh đó
+ Mọi người chuẩn bị đón
Bác như thế nào ?
2. Phương pháp hình thức tổ chức
* Hoạt động 1: Cô kể truyện
- Cô kể lần 1 cùng nhạc.
+ Cô vừa kể câu truyện
gì ? Câu truyện kể về ai ?
- Cô kể lần 2 ( Kết hợp
trình chiếu phim tư liệu về Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi trên nền nhạc )
+ Câu truyện xẩy ra ở
đâu ?
+ trong truyện có những
nhân vật nào ?
* Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn
+ Vì sao bác không vào
hội trường ?
+ Khi chia kẹo cho các
cháu, Bác nhận thấy điều gì ?
+ Vì sao bạn nhỏ lại
buồn ?
+ Bác đã lại gần và an
ủi bạn đó như thế nào ?
+ Qua tình huống này các con đã học được bài học gì ở
Bác ?
- Giáo dục: Trẻ luôn giữ đôi bàn tay sạch sẽ . Bàn tay con
người rất đáng quý.
* Hoạt động 3:
Trẻ về 4 nhóm để làm
sách sưu tầm về tác dụng của đôi bàn tay
|
- Trẻ trao đổi và trò chuyện vơi các bạn trong nhóm
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô kể
- Trẻ
trả lời
- Trẻ nghe cô kể và xem
phim
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ về 4 nhóm làm sách
|
Sự kiện : GIA ĐÌNH
Truyện : Bác Hồ đến với
các cháu nhỏ mồ côi ở trại Kim Đồng
Lứa tuổi : Mẫu
giáo lớn .
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
-
Dạy trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa của câu truyện
-
Dạy trẻ nhớ tên truyện , tên các nhân vật trong truyện.
-
Dạy trẻ yêu quý và trân trọng tình cảm của người thân yêu
trong gia đình
2. Kỹ năng
- Trẻ trả lời được câu đủ thành phần , rõ ràng , mạch lạc
- Biết diễn đạt ý hiểu của
mình qua ngôn ngữ giao tiếp với cô và các bạn.
3. Thái độ
-
Trẻ biết vâng lời, ngoan, thật thà , lễ phéo với người lớn ,
kính trọng người già , giúp đỡ người tàn tật đau yếu , anh chị em ruột biết yêu
thương gắn bó với nhau và phải dũng cảm
sửa chữa những khuyết điểm , những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ đất
nước.
II. Chuẩn bị .
-
Tranh minh họa cho câu truyện
-
Tranh ảnh sưu tầm các hình ảnh về Bác Hồ chăm sóc các cháu
thiếu nhi
-
Băng đĩa nhạc bài hát ( Nhớ ơn Bác )
-
Nhạc không lời để kể chuyện
III .Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định tổ chức
Cho trẻ xem các tranh
ảnh mà cô và trẻ sưu tầm về Bác.
- Gợi ý một số trẻ kể về
những hình ảnh đó .
+ Mọi người chuẩn bị đón Bác như thế nào?
2. Phương pháp hình thức tổ chức
Hoạt động 1: Cô kể chuyện
- Cô kể lần 1 cùng nhạc.
+ Cô vừa kể câu chuyện gì? Câu chuyện kể
về ai?
- Cô kể lần 2( Kết hợp trình chiếu phim tư
liệu về Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi trên nền nhạc).
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
Hoạt động 2: Đàm thoại , trích dẫn.
+ Vì sao Bác không vào
hội trường?
+ Khi chia kẹo cho các cháu, Bác nhận thấy
điều gì?
+ Vì sao bạn nhỏ lại buồn ?
+ Bác đã
lại gần và an ủi bạn nhỏ như thế nào?
+ Qua tình huống này các con đã học được
bài học gì ở Bác.
- Giáo dục : Trẻ luôn
giữ đôi bàn tay cho sạch sẽ. Bàn tay con người rất đáng quí
Hoạt động 3: Trẻ về bốn nhóm để làm sách sưu tập về tác dụng của
đôi bàn tay.
3. Kết thúc.
- Cô và trẻ cùng hát bài
“ Ai yêu nhi đồng “
|
Trẻ trao đổi và trò
chuyện với các bạn trong nhóm
Trẻ trả lời
Trẻ nghe cô kể chuyện
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ nghe cô kể chuyện và
xem phim.
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ về bốn nhóm làm sách
|
SỰ KIỆN : NGHỀ NGHIỆP
Truyện “ Nghề nào cũng đáng quý”
Dạy trẻ
đóng kịch
Lứa tuổi
mẫu giáo lớn : (5-6 tuổi)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Dạy trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện .
- Dạy trẻ nhớ tên các nhân
vật trong câu chuyện .
2. Kỹ năng
- Trẻ thuộc lời thoại theo
nội dung truyện và thể hiện vai của các nhân vật trong truyện.
- Trẻ bắt chước những từ
và những câu nói đối thoại của các nhân
vật trong truyện , kể lại và diễn đạt kịch .
- Biết diễn đạt ý hiểu của
mình qua ngôn ngữ giao tiếp với cô và các bạn .
3. Thái độ
- Qua câu truyện trẻ biết
trong xã hội nghề nào cũng cao đẹp và đáng quý trọng , không có nghề nào xấu ,
chỉ có những ai lười lao động , ỷ lại mới đáng xấu hổ .
II. Chuẩn bị
- Aó đóng kịch của các nghề
( Bác sỹ , kỹ sư , giáo viên , công nhân vệ sinh môi trường …) bằng các
chất liệu khác nhau : giấy nhăn , vải bông , vải phi bóng do cô và trẻ làm .
- Băng đĩa nhạc bài hát ( Cháu yêu cô chú công
nhân ).
- Đĩa hình minh họa nội dung câu chuyện .
- Máy tính , đèn chiếu .
- Sân khấu để trẻ đóng kịch ( Nghề nào cũng đáng quý ).
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định tổ chức .
- Trò chơi giải câu đố trên màn hình .
+ Các con nhìn xem trên
bàn có gì ?
+ Bây giờ cô cháu mình
cùng chơi trò chơi “giải câu đố “ về các nghề
+ Nếu ai trả lời đúng và nhanh sẽ
được lên mở quà . Nhưng phải chọn đúng món quà là đáp số của câu đố nhé
2. Phương pháp hình thức
tổ chức
* Hoạt động 1 : Có 1 câu chuyện kể rất nhiều nghề các con có biết truyện gì
không ?
- Cô kể diễn cảm một lần ( kết hợp dùng máy tính trình chiếu nội dung
câu chuyện ) Nhân vật xuất hiện theo lời
kể của cô .
+ Hỏi trẻ trong chuyện có
những nghề nào ?
- Bây giờ các con cùng nhìn lên màn hình để trò chuyện cùng cô nhé .
Hoạt động 2:
Đàm thoại : ( Dùng máy tính trình
chiếu kết hợp đàm thoại )
Tranh 1: Bác Hồ đến thăm các cháu thiếu nhi
+ Bác đã trò chuyện
với các bạn nhỏ những gì ?
( Trẻ trả lời theo ngôn ngữ của tác phẩm )
Tranh 2: Một bạn gái đứng lên nhưng không trả lời Bác
+ Bạn gái đó đã trả
lời Bác như thế nào ?
( Cô mời hai trẻ lên 1 trẻ nói lời thoại của Bác , một trẻ
nói lời thoại của bạn gái )
- Cô sửa giọng nói hoặc ngữ điệu cho trẻ.
+ Khi bạn nhỏ trả lời
xong thái độ của cả lớp như thế nào ? ( Mời cá nhân 2-3 trẻ)
Tranh 3 : Bác ngồi ôm các
cháu vào lòng
+ Trong xã hội có nghề nào xấu không ?
+ Bây giờ các con có muốn chơi đóng vai các nhân vật trong chuyện không
?
+ Cả lớp tập thể hiện ngữ điệu cử chỉ của từng
nhân vật
Hoạt động 3: Mời cả lớp lên chọn áo
và mũ của các nhân vật về vòng tròn để tập đóng kịch cùng cô
- Sau đó cô là người dẫn chuyện và từng tốp trẻ tập đóng vai các nhân
vật.
- Biểu diễn vở kịch “ Nghề nào cũng đáng quý “
- Giới thiệu các bạn đóng vai nhân vật , trẻ còn lại làm khán giả xem
các bạn diễn kịch .
|
Trẻ chơi giải các câu đố trên màn hình
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe cô kể chuyện và xem trình chiếu các đoạn phim tư liệu về
Bác .
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Hai trẻ lên thể hiện theo ngôn ngữ của tác phẩm
Trẻ trả lời
Trẻ lên nhận vai mình thích sau đó đóng các nhân vật theo nội dung
truyện
|
SỰ KIỆN: THỰC VẬT
Thơ : Hoa
quanh lăng Bác
1. Mục dích yêu cầu
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung bài thơ
- Cảm nhận âm điệu êm dịu , nhịp điệu , vần bài thơ
2. Kỹ năng
- Trẻ phát triển , mở rộng vốn từ ngữ , hiểu ngữ, nghĩa của từ
- Đọc diễn cảm rõ ràng, chính xác ngôn ngữ của bài thơ
- Trẻ ngắt nghỉ , dừng đúng chỗ ( ngắt hơi lấy giọng)
- Trẻ nhận biết các kí hiệu chữ viết có ý nghĩa , quy luật đọc ( từ trái
sang phải , từ trên xuống dưới ) .
3. Thái độ
- Giaó dục trẻ quan tâm đến môi trường :Thích quan sát cảnh vật thiên
nhiên và chăm sóc cây .
- Trẻ biết yêu quý người trồng cây , tôn trọng sản phẩm của người lao
động làm gì , yêu quý và chăm sóc các loại cây, hoa để môi trường thêm đẹp
II. Chuẩn bị
- Một số sách , khung ảnh về các loại hoa ( Hoa Ban trắng, Hoa lan vàng ,
Hoa hồng , Hoa mai , ….)
- Trình chiếu với các nội dung : đĩa Powerpoint có hình bài thơ kèm chữ
viết ( minh họa)
- Tranh nội dung thơ
- Nhạc đọc thơ , nhạc bài hát “ Mùa xuân “
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định tổ chức :Cô mời cả lớp lại gần cô
- Hôm nay cô mang món quà nhỏ tặng các bạn lớp lớn 2
- Trẻ nêu lên nhạn xét của mình về món quà ( gọi 2 ,3 trẻ)
+ Đây là món quà gì ?
+ Vì sao con lại thích ?
- Có một bài thơ tả về các loài hoa đẹp. Mời cả lớp cùng lắng nghe cô
đọc nhé
2. Phương pháp, hình
thức tổ chức.
*Hoạt động 1
- Cô đọc lần 1: Diễn cảm kết hợp với rối tay và nhạc đệm
+ Cô dọc cho các con nghe
bài thơ gì
+ Bài thơ do ai sáng tác
- Cô đọc lần 2: Kết hợp trẻ quan sát trên màn chiếu( cô dọc thơ , chữ
và hình ảnh xuất hiện theo lời đọc của cô)
* Hoạt động 2 : Diễn giải và đọc trích
dẫn : ( Hình ảnh trên Powerpoint )
+ Giải thích từ “ xòe cánh”
cánh hoa nở ( cô làm động tác cánh hoa đua nhau nở rộ các con thấy vườn hoa
trông như thế nào ?
- Cô chỉ vào hình ảnh trên màn hình chiếu để trẻ hiểu từ Cánh Hồng khoe nụ thắm Cúc mùa
Thu thơm mát ,
xuân tươi sắc hoa Đào.
+ Các loài hoa đẹp như vậy
thì các con có tình cảm thế nào với các loài hoa?
- Giáo dục trẻ quan tâm tới môi
trường: thích quan
sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây
- phẩm của người Trẻ biết yêu quý những người trồng cây, tôn trọng sản lao
động làm ra, yêu quý và chăm sóc các
loại cây, hoa để môi trường thêm
đẹp.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi ( xếp
tranh)
-Trẻ tìm đúng hình lần lượt theo bài thơ để nhấn chuột
( 3-4 trẻ)
- Đọc thơ diễn cảm: Cả lớp đọc một
lần trên các bức tranh trẻ xếp được ( cô sửa ngữ điệu , lời đọc cho
trẻ)
- Đọc nối tiếp theo từng nhóm, đọc theo trên màn hình
( cả lớp chia thành 3,4 nhóm)
- Cô mời nhóm nào thì nhóm đó phải đứng lên đọc đúng doạn thơ tương ứng
với bức tranh trên màn chiếu)
- Mời 2-3 trẻ lên đọc với rối ngón tay
- Mời nhóm 10 trẻ lên đọc ( kết hợp với đồ dùng )
- Mời 1 trẻ lên đọc diễn cảm, các trẻ khác đội các mũ các loài hoa lên
biểu diễn
( trẻ làm điệu bộ minh họa cho bài thơ)
3 Kết thúc.
Cả lớp lấy đồ dùng tự tạo để hát và vận động bài ( Hoa thơm dâng Bác)
|
Trẻ gọi tên những món quà mà mình đã nhìn thấy( sách, tranh ảnh về các
loài hoa)
Trẻ trả lời
Trẻ ngồi gần và lắng nghe cô đọc thơ
Trẻ nghe cô đọc thơ
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chơi xếp tranh
Cả lớp đọc thơ
Nhóm đọc thơ
Trẻ lên đọc thơ,các trẻ khác minh họa
Trẻ lên thể hiện
|
SỰ KIỆN: TẾT VÀ MÙA XUÂN
Truyện: Một Tết Ở Pắc Bó
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Dạy trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện .
- Dạy trẻ nhớ tên các nhân vật trong câu chuyện .
2.Kỹ năng
- Biết thể hiện cảm xúc của
mình qua tác phẩm, biết được lời thoại qua dó phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ biết nói những suy nghĩ của mình về ngày Tết cổ truyền của dân tộc,
biết được phong tục tập quán của ngày Tết
3. Thái độ
- Trẻ biết giữ gìn các nét
văn hóa của dân tộc.
- Trẻ biết được tình cảm của Bác bao la rộng lớn luôn quan tâm đến mọi
người( được sống trong tình thương của Bác tôi thaays chẳng khác nào được sống
trong gia đình, bên người cha kình yêu của mình )
II. Chuẩn bị
- Giấy trắng to khổ Ao
- Tranh truyện
- Sile chỉnh chiếu với các nội dung câu chuyện:
- Đĩa Powerpoint có hình ảnh mọi người chúc tết , gia đình chuẩn bị đón
tết, hoạt động vui chơi trong ngày tết của
gia đình bé kèm chữ viết ( minh họa)
- Nguyên vật liệu làm bưu thiếp
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định tổ chức
Cho trẻ xem các tranh ảnh mà cô và trẻ sưu tâm vè ngày
tết.
- Gợi ý một số trẻ kể về những hình ảnh đó
+ Mọi người chuẩn bị đón tết
nhu thế nào?
2. Phương pháp hình thức
tổ chức
Hoạt động 1: Cô kể chuyện
Cô kể lần 1 : Cùng nhạc và kết hợp với nội dung
câu chuyện
+ Cô vừa kể câu chuyện gì ?
+ Câu chuyện kể về ai ?
Cô kể lần 2 : Tranh minh họa
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu ?
+ Trong câu chuyện có những
nhân vật nào ?
Hoạt động 2: Đàm thoại
và trích dẫn
Tranh 1: Bác với đồng bào chuẩn bị đón Tết
+ Bác về Pắc Bó nhân ngày
gì ?
+ Bác động viên mọi người như thế nào khi tết
không được về nhà ?
+ Những câu nói , hành
động nào làm em xúc động nhất?
Tranh 2: Dân bản mang quà đến
chúc tết Bác
+ Bác đã trò chuyện với
các bạn nhỏ như thế nào?
+ Bác đã thể hiện tình cảm
của mình qua những
hành động nào ?
+ Bác đã dặn dò các cháu
nhỏ như thế nào ?
- Giáo dục : Trẻ biết ý nghĩa của ngày tết cổ truyền của dân tộc , biết
được phong tục tập quán của ngày Tết
.
Hoạt động 3 : Làm bưu thiếp tặng
những người
thân trong giá đình ( cô viết các lời chúc Tết cho trẻ)
3. Kết thúc.
- Cô và trẻ cùng hát bài
“ Ngày tết quê em “
|
Trẻ xem tranh và cùng thảo luận về các bức tranh đó .
Trể trả lời
Trẻ lắng nghe cô kể chuyện
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
- Trẻ về nhóm và làm bưu thiếp
|
SỰ
KIỆN: BÁC HỒ VỚI
CÁC CHÁU THIẾU NHI
Thơ:
Ảnh Bác
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ
về tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi .
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả của bài thơ .
2. Kỹ năng
- Trẻ biết thể hiện ngữ điệu giọng và sắc thát , tình cảm khi đọc bài thơ
.
- Cảm nhận âm điệu êm dịu , nhịp điêu , vần bài thơ
- Trẻ phát triển , mở rộng vốn từ , hiểu ngữ điệu , nghĩa của từ
3.Thái độ
- Giáo dục trẻ kính yêu Bác.
- Trẻ biết trân trọng tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi.
II. Chuẩn bị
- Chuẩn bị ảnh Bác treo tại lớp,nơi trang trọng nhất
- Đàn ghi nhạc đêm cho bài thơ , nhạc đệm bài hát “ Em mơ gặp Bác hỒ”
– Tranh minh họa nội dung bài thơ
- Giấy màu , hồ kéo ( Trẻ trang trí lớp nhân ngày Sinh nhật Bác ) .
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Ỏn định tổ chức
- Hát vận động bài hát “ đêm qua em mơ gặp
Bác Hồ”
+ Bài hát nói về ai ?
+ Các con hãy nhìn xem xung quanh lớp có tramh vẽ về ai
( Về Bác Hồ )
+ Các bức tranh đó có nội dung gì ?
- Đó là những tình cảm của các con dành cho Bác Hồ đấy!
- Để tỏ lòng kính yêu Bác , lớp chúng mình có treo ảnh Bác Hồ đấy. Bác
tuy bận rất nhiều công việc của đất nước nhưng vẫn dành thời gian vui chơi
với các bạn nhỏ .
2. Phương pháp hình thức
tổ chức
- Có một bài thơ cũng nói lêm tình
cảm của Bác với các cháu thiếu nhi. Đó là bài thơ “ Anh Bác “ của chú Trần
Đăng Khoa . - Các con nghe cô đọc thơ nhé !
Hoạt động 1:
Cô đọc lần 1 : Cô kết hợp cử chỉ trên nền nhạc nhẹ
+ Cô vừa cho đọc bài thơ gì ?
+ Bài thơ “ Ảnh Bác “ do ai sáng tác?
Cô đọc lần 2 : Cô kết hợp tranh minh họa
Hoạt động 2: Trích dẫn –
đàm thoại giảng giải
- Cô đọc đoạn thơ :
“ Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ
đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm
miệng cười
Bác nhìn các cháu vui
chơi trong nhà “.
+ Nhà bạn nhỏ treo tranh về ai ?
+ Bạn nhỏ thấy Bác Hồ trong tranh như thế nào ?
“ Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có
mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác
dạy lời
Cháu ơi đừng có
chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét
bếp đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ ,
nhớ ra hầm ngồi “
+ Khi nhìn ảnh, bạn nhỏ thấy Bác căn dặn điều gì ?
+ Ai có thể lên đọc những câu thơ và thể hiện được giọng dặn dò của Bác
?
+ Bác đã dặn các bạn nhỏ không đi chơi xa, biết làm những công việc phù
hợp với lứa tuổi của mình. Khi đất nước của mình còn chiến tranh , các bạn
nhỏ thường phải xuống hầm
để tránh bom đạn của giặc mỹ đấy . Ngày nay , chúng ta cần phải làm gì
để Bác Hồ vui lòng nhỉ ?
+ Câu thơ nào trong bài thơ thể hiện tình cảm của Bác luôn quan tâm đến
các cháu dù Bác bận bao nhiêu việc trên đời ?
“ Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em. “
- Cô đọc diễn cảm lần 3 : Kết hợp nhạc đệm
* Hoạt động 3 : Dạy trẻ
đọc thơ
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ “ Ảnh Bác “
- Cả lớp cùng cô dọc 3-4 lần
- Cô cho tổ, nhóm đọc 4 lần
- Cá nhân đọc 1-2 lần
3 Kết thúc.
- Cô ngâm bài thơ hoặc cho trẻ nghe đĩa ngâm thơ, đọc thơ
“ Ảnh Bác “
- Cô cho trẻ về góc tô nội
dung bài thơ : Cảnh nhà bạn nhỏ , chân dung bác.
|
- Trẻ hát và vận động cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ cùng cô
- Trẻ lắng nghe
|
THƠ
: BÁC HỒ CỦA EM
I. Mục đích yêu cầu
1: Kiến thưc
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ
2. Kỹ năng
- Có kỹ năng đọc to, rõ ràng, diễn cảm , thể hiện tình cảm thân thương
trìu mến
- Phát triển khả năng ghi nhớ nhanh , phát triển khả năng ghi nhớ có chủ
đích
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú đọc thơ
- Giáo dục trẻ yêu mến , kính yêu Bác Hồ và nhớ công ơn của Bác
II. Chuẩn bị
- 3 hộp quà màu đỏ , xanh , vàng
- 3 hình ảnh thể hiện nội
dung bài thơ được thiết lập trên phần
mềm powerpoint, thu vào đĩa
·
Hình ảnh 1: Nhà sàn
·
Hình ảnh 2: Cô bé vây quanh Bác
·
Hình ảnh 3: Chân dung Bác Hồ
- Một số món quà nhỏ để thưởng cho
trẻ: bim bim , kẹo ,bánh, đồ chơi …
- Tivi , đầu video, băng nhạc bài “nhớ ơn Bác” , nhạc và lời Phan Huỳnh
Điếu
- Giong thơ diễn cảm
- Cô chuẩn bị ngâm thơ “ Bác Hồ kính yêu “
- Mỗi trẻ 1 mũ có hình bông hoa sen
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1.Ổn định tổ chức
Chơi trò chơi :” hộp quà kỳ diệu “.
- Cách chơi : Trên màn hình có 3 hộp quà các màu : đỏ , xanh , vàng ,
tương ứng với mỗi hộp quà là một hình ảnh các con sẽ được chọn hộp quà theo ý
thích , khi hộp quà mở ra có hình ảnh xuất hiện tương ứng với cấu thơ mà con
đã được học trong chủ đề. Nếu ai đọc được câu thơ đúng với hình ảnh đó thì sẽ
được một món quà . Ví dụ : hộp có hình ảnh nhà sàn , trẻ đọc :”Nhà sàn xinh
xắn thân thương”
- Nếu ba hộp quà mở ra với 3 hình ảnh tương ứng mà bạn nào đoán được
tên bài thơ , tên tác giả thì cũng
dduiwcj thưởng 1 món quà.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 lần. nhận xét trẻ chơi, khen trẻ , thưởng
quà cho trẻ ( nếu trẻ không đoán được cô gợi ý )
- Các con chơi rất giỏi,cả 3 hình ảnh được mở ra thể hiện rõ nội dung
bài thơ “ Bác Hồ kính yêu ‘ của tác giả Vũ Quang Vinh .
2. Phương pháp, hình
thức tổ chức.
Hoạt động 1. Cô đọc thơ
- Các con cùng cô đọc lại bài thơ này nhé!
- Cô và trẻ đọc lại bài thơ 1-2
lần ( trên tranh vẽ)
Đặt câu hỏi dàm thoại :
+ Các con vừa đọc bài thơ
gì?
+ Bài thơ do ai viết?
+ Bài thơ nói về ai?
+ Bác Hồ làm việc ở đâu ?
+ Bác Hồ là người như thế
nào?
+ Yêu quý và kính trọng Bác
Hô các bạn phải làm gì?
- Bài thơ nói về Bác Hồ kính yêu
của chúng ta. Khi Bác còn sống Bác làm việc ở nhà sàn xinh xắn, Bác làm việc
rất vất vả , bận rộn nhưng Bác vẫn dành thời gian đón
các cháu bé mỗi khi các bé đến thăm và Bác rất yêu quý các cháu bé.
Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc
thơ
- Cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần
- Cho thi đua 3 tổ đọc thơ ( cô chua ý cho trẻ đọc diễn cảm thể hiện
tình cảm thân thương)
- Cho nhóm đọc thơ ( 2-3 nhóm)
- Cho 1 bạn khá đọc thơ
Hoạt động 3.
- Cô ngâm bài thơ: “ Bác Hồ kính yêu “ cho trẻ nghe
1 lần
3. Kết thúc : để tỏ lòng kính yêu
Bác các con hãy hát vận động múa bài “ Nhớ ơn Bác” ( trẻ đội mũ hoa sen múa,
hát).
|
Trẻ hào hứng tham gia
Chơi
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ lần lượt lên chơi
Trẻ đọc thơ cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ đọc thơ
Trẻ cùng cô hát
và múa
|
TRUYỆN: NIỀM VUI BẤT NGỜ
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ tên truyện, tên nhân vật trong truyện
- Trẻ biết Bác Hồ là 1 vị Lãnh Tụ của nước Việt Nam, tuy Bác không còn
nữa nhưng trong lòng người dân Việt Nam Bác vẫn còn sống mãi.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ đích
- Trả lời câu hỏi của cô rõ ràng
3. Thái độ
- Trẻ biết yêu thương, kính trọng vị Lãnh Tụ của nước Việt Nam-Bác Hồ
kính yêu
- Biết làm việc tốt để trở thành cháu ngoan Bác Hồ
II.Chuẩn bị
- Tranh vẽ thể hiện nội dung câu truyện
- Băng có hình ảnh về Bác Hồ với các cháu thếu nhi , cô giáo dẫn học sinh đi
thăm quan những nơi bác đã ở và làm việc
- Một bức tranh chân dung Bác Hồ
- Băng nhạc bài “ em mư gặp Bác Hồ”, nhạc và lời : Xuân Giao.” Nhớ ơn
Bác” nhạc và lời Phan Huỳnh Điểu
- Đầu CD , tivi
- Mỗi trẻ một bông hoa sen, 1 tờ giấy, khăn lau tay, hồ dán
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định tổ chức : Cho cả lớp hát ,múa bài
” Em mơ gặp Bác Hồ”
- Hỏi trẻ tên bài hát , nội dung bài hát
- Cô tóm tắt : Bác Hồ là vị lãnh tụ của nước ta, khi còn sống , mặc dù
bận rất nhiều công việc nhưng Bác dành rất nhiều thời gian quan tâm và yêu
quý các cháu thiếu nhi.
+ Bây giờ các con có thích
chơi trò chơi không?
- Cô sẽ cho chúng mình chơi trò chơi: “ Ai đoán giỏi”.
Trò chơi như sau :Cô có 1 bức
tranh nhưng chưa biết bức
tranh vẽ gì và được che bằng 3 tờ giấy ứng với 3 câu hỏi :
Câu hỏi 1: Các con hãy hát một
bài hát về Bác Hồ
Câu hỏi 2: Các con hãy đọc một
bài thơ về Bác Hồ
Câu hỏi 3: Ngày 19 tháng 5 là
ngày sinh nhật của ai ?
- Cô cho trẻ trả lời .
- Bức tranh được mở ra , cô hỏi
trẻ :
+ Đây là chân dung ai ?
+ Săp đến ngày 19 tháng 5 là
ngày sinh nhật Bác Hồ , các con có thích nghe cô kể chuyện về Bác Hồ không
? Cô sẽ kể cho các con nghe 1 câu
chuyện nói về Bác Hồ , đó là câu chuyện “ Niềm vui bất ngờ “
2. Phương pháp, hình
thức tổ chức
Hoạt động 1 : Kể chuyện
cho trẻ nghe
- Cô kể chuyện lần 1 :
+ Cô kể câu chuyện gì ,
truyện nói về ai ?
- Cô kể lần 2 két hợp xem bằng hình ảnh
Hoạt động 2: Trích dẫn
đàm thoại
- Cho trẻ đàm thoại trên tranh vẽ
+ Cô dẫn các cháu đi đâu ?
+ Khi gặp Bác Hồ , các cháu
đã làm gì ?
+ Bác Hồ hỏi các cháu những
gì ?
+ Khi vào vườn hoa , có cháu
bị vấp ngã , cô giáo dỗ dành như thế nào ?
+ Bác dỗ bé như thế nào ?
+ Bác bảo cô giáo điều gì ?
+Để xứng đáng cháu ngoan Bác
Hồ , các con phải làm gì ?
- Cô tóm tắt lại nội dung câu chuyện và giáo dục trẻ :
Câu chuyện này cho thấy Bác tuy bận trăm công ngàn
việc nhưng Bác vẫn dành nhiều thời gian quan tâm ,
chăm sóc các cháu thiếu nhi . Bác căn dặn cô cháu mình phải thật thà ,
không được nói dối . Các con phải ngoan ngoãn , biết vâng lời cô giáo , ông
bà , bố mẹ và phải thông minh , học
giỏi để trở thành cháu ngoan Bác Hồ .
3.Kết thúc : Để mừng ngày sinh
nhật Bác , để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ , các con cùng nhau dán bông hoa sen
thật
đẹp để dâng lên Bác nhé .
- Cô mở nhạc bài :” Nhớ ơn Bác”, cho cả lớp về 5 nhóm chuyển hoạt động
tiếp theo và ngồi vào dán bông hao sen .
|
Trẻ hát và vận
động cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ lần lượt lên chơi
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ về các nhóm
|
V. KẾT QUẢ
Sau khi xây dựng nội dung lồng
ghép giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua làm quen với văn học vào các
chủ đề cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tôi nhận thấy cô và trẻ ở lớp đã đạt được
một số kết quả như sau:
- Trẻ hứng thú , khi nghe cô kể chuyện , đóng kịch , đóc thơ về Bác Hồ
.
- Ngôn ngữ của trẻ diễn đạt lưu loát , ngôn ngữ rõ ràng , mạch lạc
- Đặc biệt hơn nữa trẻ lớp tôi đã
có những tiến bộ rõ rệt về nếp đạc biệt là có những hành vi văn hóa trong các
hoạt động sau :
+ Trong giao tiếp ứng xử trẻ
biết chào hỏi lễ phép , trẻ về nhà biết thưa gửi , chào hỏi, kính trọng ông bà ,
bố mẹ , họ hàng …
+ Trẻ tham gia hoạt động tích
cực , có nhiều sáng tạo
+ Trẻ mạnh dạn tự tin hơn ,
biết hợp tác chia sẻ với nhau trong quá trình tham gia giải quyết các hoạt động
.
+ Trong việc giữ gìn vệ sinh
thân thể , trong ăn uống , hoạt động vui chơi , hoc tập , lao động và bảo vệ
,môi trường . Qua những hoạt động văn học trẻ học được những bài học giáo dục
về tấm gương đạo đức của Bác để ứng dụng trong các sinh hoạt hàng ngày của trẻ
.
Trẻ say mê quan sát , trò chuyện
, thảo luật với nhau về những hoạt động , từ đó nâng cao khả năng phát triển
ngôn ngữ mạch lạc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
- Trẻ biết tự lập , có kỹ năng lao động tự phục vụ bản thân rất tốt .
- Trẻ biết cách cảm thông và chia sẻ với nhau .
- Trẻ biết cảm ơn và xin lỗi phù hợp với hoàn cảnh . Đa số trẻ biết nhận
lỗi khi làm sai , trẻ mạnh dạn nhận lỗi và nói lên được những bạ có tiến bộ
trong tuần .
- Trẻ có thái độ tôn trọng cô giáo , các bạn và những người xung quanh .
-Các bậc phụ huynh yên tâm gửi con tới trường lớp , nơi có chuẩn mực đạo
đức , các hành vi văn hóa và các cô giáo ở lớp luôn được sự tín nhiệm cao của
cha mẹ trẻ
- Khi tham gia các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học lồng ghép giáo
dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh , trẻ được thỏa mãn tính tò mò , ham hiểu
biết của mình, được rèn luyện và phát triển về trí tuệ ngôn ngữ , kỹ năng sống
, biết chia sẻ , giúp đỡ , thảo luận cùng nhau trong quá trình tham gia hoạt
động … từ đó giúp trẻ hình thành phẩm chát tốt đẹp của nhân cách con người
.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để thực hiện được tốt và hiệu
quả cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì mỗi giáo viên phải
luôn gương mẫu trong từng hành vi văn hóa trong ăn mặc , cử chỉ , lời nói tác
phong để chính giáo viên là tấm gương cho trẻ học tậ và noi theo.
Vơi xã hội ngày càng phát triển
như hiện nay thì việc giáo dục trẻ học tập tấm gương đạo đức của Bác là vô cùng
cần thiết và quan trong
- Chính vì vậy sau hai năm tìm tòi và xây dựng nội dung lồng ghép giáo
dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các chủ đề tôi đã rút ra một số bài học
kinh nghiệm sau:
- Muốn nội dung các tác phẩm văn học mang tính giáo dục đạo đức gần gũi
với trẻ trước hết người giáo viên phải có tấm lòng yêu trẻ , say mê với nghề ,
say mê tìm hiểu các tác phẩm văn học, đầu tư thòi gian tự học hỏi nghiên cứu
các tài liệu về bồi dưỡng giáo viên , sách báo , tham dự đầy đủ các buổi học
bồi dưỡng chuyên môn do nhà trường , phòng mầm non sở tổ chức .
- Trươc khi xây dựng hoạt động làm quen với văn học cần nghiên cứu kĩ đặc
điểm tâm sinh lí trẻ, đặc điểm lớp , cần có sự bàn bạc thống nhất giữa các giáo
viên trong lớp đẻ đưa ra những hình thức tổ chức , phương pháp hiệu quả nhất ,
phù hợp với lớp của mình .- Người giáo viên luôn có ý thức học hỏi đồng nghiệp
, không ngừng sáng tạo tìm tòi , tự nghiên cứu , mạnh dạn áp dung những cái mới
( trên mạng internet, xây dựng các giáo án điện tử …)
- Giáo viên nên trú trọng và đầu tư thời gian để nghiên cứu sưu tầm , xây
dựn các hoạt động với các hình thức khác nhau để tổ chức các hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học kết hợp các phương tiện giáo dục và phát triển trí tuệ tốt
nhất cho trẻ ?( bảng thông minh, máy tính …)
- Gíao viên phải khuyến khích tất cả các trẻ trong lớp tích cực tham gia
, thực hiện nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm”. Xuất phát từ khả năng của trẻ ,
không áp đặt , gò bó mà gợi ý động viên mà trẻ sáng tạo trong quá trình tham
gia hoạt động
- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo về học liệu cũng như các phương tiện đồ
dùng , tư liệu khi tiến hành tổ chức các hoạt động cho trẻ
- Giáo viên có thể lưu giữ các sản
phẩm để phục vụ các chủ đề ở các năm học khác nhau .
Tóm lại quá trình tổ chức hoạt động lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh và các hoạt động làm quen văn học qua các chủ đề cho mẫu
giáo lớn 5-6 tuổi . Các cô giáo có thể tìm các hình thức đẻ nâng cao hiệu quả của
các haotj động . Tôi hi vọng với đề tài của mình sẽ đóng góp một phần rất nhỏ
vào việc giúp trẻ tự tin và phát triển khả năng ngôn ngữ , cách ứng xử giao
tiếp hành vi đạo đúc trong xã hội
Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ , động viên, góp ý trân thành của ban
giám hiệu, Phòng mầm non sở giáo dục để đè tài sáng kiến ngày càng hoàn thiện
hơn
Tôi xin trân thành cảm ơn
!
Hà Nội, ngày tháng năm.