I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục mầm mon trong đó giáo dục thể chất cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất. Vì sức khỏe là vốn quý giá nhất có ý nghĩa sống còn với con người. Đặc biệt đối với lứa tuổi mầm non trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ phát triển lệch lạc mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu nếu như được chăm sóc nuôi dưỡng một cách hợp lý. Mặt khác một trong những biện pháp phát triển thể chất là nâng cao chất nuôi dưỡng trẻ. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng luôn là nhiệm vụ trọng tâm và giữ vị trí vô cùng quan trọng. Chăm sóc nuôi dưỡng nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho trẻ. Chất lượng nuôi dưỡng tốt chính là tiền đề để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Như chúng ta đã biết ai trong mỗi chúng ta ai cũng có thể nấu ăn được nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp lý nhất, điều này không dễ, nó luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về nấu ăn cho các cháu ở nhà trẻ và mẫu giáo. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khoẻ tốt và đó là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là một công việc hết sức quan trọng. Hơn nữa nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non là trách nhiệm của toàn thể cán bộ – giáo viên – nhân viên trong nhà trường. Bản thân tôi là một nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non, tôi thấy rằng mình phải có trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn trong nhà trường đem đến cho trẻ những bữa ăn, những món ăn hợp lý giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy, là người mẹ thứ hai của các con tôi muốn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho các con, tôi thèm khát được nhìn các khuôn mặt bầu bĩnh với nước da hồng hào của các con, cộng thêm đôi mắt sáng ngời và nụ cười luôn nở trên môi của các con. Để các con có sức khỏe tốt thì các món ăn của tôi trong bữa ăn của trẻ phải luôn sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh cộng với kỹ thuật chế biến điêu luyện của các nghệ nhân nấu ăn (cô nuôi) và sự hiểu biết của các cô về dinh dưỡng mang đến cho các con các món ăn đầy đủ và an toàn. Điều đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “Cải tiến món ăn cho trẻ trong trường mầm non” Nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường và giúp nhân viên nuôi dưỡng ngày càng nâng cao tay nghề, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường đạt được kết quả tốt.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Một người được gọi là khỏe mạnh toàn diện thì phải khỏe cả về vật chất lẫn tinh thần. Vật chất là gì? Là một cơ thể được ăn uống đầy đủ hợp vệ sinh có một cơ thể cường tráng nhanh nhẹn, còn khỏe về tinh thần là ăn, chơi, học hành, lao động, ngủ nghỉ và cống hiến sức lao động của mình cho xã hội ở mọi ngành nghề. Đặc biệt ở tuổi mầm non đó là tuổi ăn tuổi lớn, cho nên chúng ta phải tạo đà cho trẻ phát triển một cách tột bậc. Bởi vì trẻ mầm non còn non yếu nên dễ mắc một số bệnh khi trẻ không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ như: suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt. Sự ăn uống có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như cân nặng chiều cao. Nếu trẻ được ăn uống đầy đủ chất hợp vệ sinh thì da dẻ hồng hào, thịt chắc nịch và cân nặng đảm bảo. Ăn uống điều độ khoa học thì sự tiêu hóa thức ăn của trẻ là rất tốt, trẻ ăn ngon miệng. Còn nếu ăn uống không khoa học thì sẽ dễ gây nên rối loạn đường tiêu hóa dẫn đến mắc một số bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, khô mắt do thiếu vitamin A… Vì thế muốn cho trẻ ăn ngon miệng gia đình và các cô nuôi trong trường mầm non phải tìm mọi cách để chế biến các món ăn sao cho màu sắc, mùi vị hình thức phải đẹp, hấp dẫn ăn lại ngon miệng vì mày sắc đẹp sẽ bắt mắt trẻ lôi cuốn trẻ thích tìm tòi và khám phá. Còn mùi thơm hấp dẫn đặc trưng làm cho trẻ tiết dịch vị cao giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng thì sẽ dễ tiêu hóa hơn, trẻ ăn ngon, đúng giờ giấc, trẻ ăn hết suất. Đặc biệt là vấn là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được dặt lên hàng đầu và rất cấp thiết. Nếu thực phẩm không an toàn thì dẫn đến ngộ độc thực phẩm liên quan đến tính mạng của con người.
2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:
2.1 Thuận lợi:
- Nhà trường quan tâm đầu tư đầy đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng theo hướng hiện đại như máy xay công nghiệp các loại, tủ hấp, đảm bảo vệ sinh và an toàn.
- Bản thân công tác tại trường trên 20 năm, có nhiều kinh nghiệm, đã từng đạt giải nhì hội thi nhân viên nấu ăn giỏi cấp Quận
- Nhà trường ký hợp đồng với các công ty thực phẩm sạch có nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn được các cơ quan kiểm định, giá cả tương đối ổn định
- Đồng thời được sự quan tâm đặc biệt của Ban Giám Hiệu là niềm động viên tinh thần đã giúp tôi khắc phục những khó khăn hoàn thành tốt công việc.
- 100% nhân viên được đào tạo từ bằng nghề 3/7 trở lên.
2.2 Khó khăn:
- Số học sinh đông. Nhu cầu ăn uống và dinh dưỡng của trẻ khác nhau.
- Là nhân viên cho nên phần lớn thời gian dành cho công việc nên bị hạn chế thời gian suy nghĩ để sáng tạo.
- Thời gian để nghiên cứu sách báo, tham khảo các hội thi triển lãm còn hạn chế.
- Một số nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong chế biến các món ăn cho trẻ.. Một số nhân viên trẻ mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm nên phần nào ảnh hưởng đến dây chuyền hoạt động của bếp.
2.3 Biện Pháp:
* Biện pháp giám sát, phối kết hợp
- Để chế biến được những món ăn ngon phù hợp với trẻ bản thân tôi phải
+ Thường xuyên lên lớp kết hợp với giáo viên cho trẻ ăn và tìm hiểu xem trẻ ăn có ngon không.
+ Thường xuyên thay đổi và cải tiến các món ăn tạo màu sắc bắt mắt để trẻ hứng thú và ăn hết xuất.
+ Tư vấn với ban giám hiệu nhà trường những món ăn bằng những thực phẩm đúng mùa phù hợp với trẻ.
+ Để công việc chăm sóc nuôi dưỡng có kết quả tôi đã kết hợp với mọi người để cùng tham gia như:
- Kết hợp với y tế trường thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các cháu để phát hiện cháu không tăng cân hoặc tăng cân đến mức béo phì, tôi đề đạt ý kiến với Ban giám hiệu và các cô trên lớp có các biện pháp điều chỉnh thực đơn chế độ ăn cho các cháu hàng ngày phù hợp.
+ Đối với các cháu không tăng cân thì ngồi ăn riêng 1 bàn cô động viên, khuyến khích cháu ăn hết suất
+ Đối với cháu béo phì thì giảm chất bột, đường như cơm, tăng cường thêm một lượng sữa trước bữa ăn, ăn nhiều hoa quả
* Biện pháp lựa chọn thực phẩm sạch an toàn.
Trong thực tế hiện nay trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều thông tin về nguồn thực phẩm không an toàn như dịch cúm gia cầm, nguồn rau không đảm bảo vệ sinh do tưới nước ở các sông bị ô nhiễm, nhiều loại rau phun thuốc kích thích và thuốc trừ sâu. Các nhà chăn nuôi thì vì lợi ích của riêng mình đã dùng cám tăng trọng để được hưởng lợi nhuận cao, nhưng họ lại không nghĩ đến sự nguy hại tới sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy công việc lựa chọn thực phẩm sạch an toàn là một điều rất cần thiết.
Khi lựa chọn các thực phẩm sạch không có vi khuẩn gây bệnh, thực phẩm phải tươi ngon không ôi thiu dập nát. Trong việc thay đổi các món ăn theo từng bữa cho đủ chất lượng và số lượng, tôi đã lưu ý các thực phẩm được thay thế phải tương đương về chất lượng, để đảm bảo cho khẩu phần ăn của trẻ không bị thay đổi về thành phần các chất dinh dưỡng. Giảm gluxit tinh chế đến mức tối thiểu vì thừa gluxit dẫn đến béo phì, béo phì là nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh về tim mạch, nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ gluxit theo thức ăn để làm giảm sự phân hủy của protit đến mức tối thiểu.
Khi chọn thực phẩm phải tươi ngon không có thuốc trừ sâu hay chất kích thích, chất xúc tác. Thức ăn chế biến sẵn phải chọn thương hiệu có uy tín về chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cụ thể bằng việc làm hàng ngày, tôi cùng chị em thực hiện nghiêm ngặt việc giao nhận thực phẩm giữa bên cung cấp với người nhận thực phẩm và người cung ứng thực phẩm phải ký vào sổ giao nhận thực phẩm. Tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường trước khi hợp đồng thực phẩm bên cung ứng cũng phải chọn những cửa hàng có uy tín về nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng giữa 2 bên, nếu có bị ngộ độc thì cửa hàng cung cấp thực phẩm phải chịu trách nhiệm.
* Biện pháp kỹ thuật chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như chúng ta đã biết kỹ thuật chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính là khâu quyết định một bữa ăn ngon đạt được độ cảm quan cao nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất và không kén thức ăn việc đầu tiên tôi phải nghĩ ngay đến kỹ thuật chế biến thức ăn, thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, trẻ nhận thức rõ được điều này tôi đã bàn bạc với chị em trong tổ nuôi thường xuyên thay đổi cách chế biến các món ăn trong quá trình nấu nướng phải biết cách phối hợp với từng món ăn để tạo nên mùi vị đặc trưng của từng món ăn.
VD: Khi chế biến tôi thường phối hợp các loại rau quả có màu sắc đẹp để trẻ dễ bị thu hút, lôi cuốn tạo cảm giác hứng thú thích ăn, tẩm ướp thức ăn trước 10 – 15 phút phi hành thơm sau đó đem xào nấu.
Để tăng cường bổ sung chất sắt cho trẻ, đề phòng chống thiếu máu cụ thể. Khi chế biến thức ăn cho trẻ tôi giảm bớt sử dụng muối nê tăng cường lượng nước mắm rất giàu chất dinh dưỡng (Vì nước mắm có bổ sung chất sắt) phối hợp thêm một số loại rau quả có chứa nhiều Vitamin C để có tác dụng tốt cho việc hấp thụ chất sắt, phòng chống được các bệnh tật khi chuyển mùa.
VD: Như rau đay hàm lượng vitamin C là 77, rau mùng tơi 72, bắp cải 30, cà chua 40, bí ngô 40...
Tăng lượng thức ăn giàu can xi giúp cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải chú ý cắt thái nhỏ đối với các loại rau củ quả, đối với thịt thì phải xay nhỏ để trẻ ăn được, khi chế biến phải nấu mềm, nhừ để trẻ dễ tiêu hóa.
Bếp được chế biến theo quy tắc bếp một chiều không để dụng cụ sống chín lẫn lộn. Rau quả được rửa sạch dưới vòi nước, không nên cắt nhỏ cho vào nước sẽ mất hết chất, thịt được trần qua nước sôi rửa sạch sau đó mới đem sơ chế, chế biến để giảm bớt các độc tố.
Trong khi chế biến các cô nuôi đeo tạp dề, khẩu trang. Bếp được chế biến theo quy tắc bếp một chiều trong khi chế biến luôn nhớ khẩu hiệu “Làm đâu sạch đấy, đứng dậy sạch ngay”.
Ngoài ra tôi cũng thường xuyên có mặt ở bếp để kiểm tra thực phẩm vì thực phẩm là khâu quan trọng có tính quyết định đến chất lượng và sự ngon miệng của bữa ăn. Hàm lượng vitamin trong rau xanh và trái cây càng tươi, càng tốt. Mặc dù có hợp đồng thực phẩm nhưng người trực tiếp nhận thực phẩm tại trường phải có trách nhiệm và có kinh nghiệm để có thể nhận biết được các thực phẩm tươi sạch hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Biện pháp tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
- Phối hợp với y tế kiểm tra sức khỏe ban đầu của trẻ, phát hiện những trẻ bị bệnh, những trẻ suy dinh dưỡng và mắc bệnh béo phì.
- Chia sẻ với phụ huynh các kiến thức sơ đẳng về bữa ăn hợp lý có đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển bình thường ở trẻ.
- Xây dựng góc tuyên truyền với nhiều nội dung và hình thức hấp dẫn gây được sự chú ý của phụ huynh.
- Yêu cầu phụ huynh kiểm tra chất lượng bữa ăn của trẻ, đóng góp ý kiến xây dựng thực đơn phù hợp với trẻ.
- Với kinh nghiệm của một người trong nghề chế biến thức ăn cho trẻ ở trường mầm non nhiều năm, tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm với đề tài: “ Cải tiến món ăn cho trẻ trong trường mầm non”
Đề tài này chắc chắn không thiếu khỏi những thiếu sót, vậy tôi rất mong các bạn đồng nghiệp cùng chuyên viên ngành mầm non góp ý kiến xây dựng cho sáng kiến này của tôi được hoàn hảo hơn.
Tôi xin trình bày cách chế biến một số món ăn đang được thực hiện tại trường.
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
MÓN 1: CHẢ TÔM
Hình ảnh minh họa món chả tôm
* Nguyên liệu
- Tôm sú hoặc tôm thẻ.
- Mỡ khổ
- Trứng gà
- Muối, đường, dầu ăn.
* Cách làm:
Bước 1:
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, rút hết chỉ đen ở phần lung và bụng tôm. Sau đó dùng khăn hoặc giấy thấm lau khô tôm. Xếp tôm vào đĩa, cho ít muối vào tôm, xóc đều dùng màng bao thực phẩm bao kín, để tôm trong tủ lạnh khoảng 2 giờ.
Bước 2:
Mỡ khổ rửa sạch, thái hạt lựu, ướp chút đường cho mỡ trong hoặc bạn có thể cho mỡ vào lò nướng cho nóng, đến khi mỡ trong thì lấy ra.
Bước 3:
Trứng gà tách riêng lòng trắng, lòng đỏ để riêng. Cho tôm, mỡ, vào cối đá giã nhuyễn. Nếu không có cối hoặc muốn nhanh bạn cho các nguyên liệu vào máy xay xay nhuyễn.
Bước 4:
Sau khi xay nhuyễn, cho tôm ra bát, thêm lòng trắng trứng gà, hành lá đã xắt nhuyễn ở trên vào trộn đều, dùng thìa quết cho thật dẻo.
Bước 5:
Lấy lòng đỏ trứng gà xoa lên lòng bàn tay, sau đó cho 1 thìa tôm lên, viên tròn, xếp ra đĩa có tráng ít dầu ăn cho khỏi dính. Thực hiện cho đến khi hết phần chả tôm.
Bước 6:
Cho những viên chả tôm vào chảo dầu nóng chiên với lửa vừa, khi chả tôm chín vàng đều là được.
* Yêu cầu thành phẩm:
- Chả có mùi thơm đặc trưng, vó màu vàng đẹp mắt
- Ăn chả có vị ngọt đậm đà cảu tôm, thịt
MÓN 2 : CHẢ CỐM TÔM THỊT NHÂN TRỨNG CÚT
* Nguyªn liÖu:
- Thịt nạc xay
- Tôm sú
- Trứng chim cút
- Cốm khô
- Muối, dầu ăn, hạt nêm, hạt tiêu, hành khô
* C¸ch lµm
Bước 1:
- Tôm bóc nõn, rút chỉ đen trên thân tôm cho sạch, rửa sạch, lau khô, băm nhuyễn tôm.
- Thịt nạc xay đổ ra âu lớn, thêm hành khô thái nhỏ, hai thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ dầu ăn và tôm, trộn đều, ướp trong vòng 30 phút.
Bước 2:
- Cốm khô đổ ra bát, rưới một ít nước lạnh lên bề mặt cốm.
- Tiếp theo trộn đều cốm vào âu tôm thịt.
- Trứng cút luộc chín, bóc bỏ vỏ.
Bước 3:
- Tiếp theo tay đeo găng tay nilon hoặc có thể thoa một ít dầu ăn vào lòng bàn tay sạch, dùng thìa múc một ít hỗn hợp chả cốm cho vào, ấn dẹp ra, cho trứng cút vào giữa, bọc kín lại.
Bước 4
- Đun nóng nồi nhỏ (dùng nồi nhỏ để tiết kiệm dầu ăn), cho dầu ăn vào nồi, thả từng viên chả cốm tôm thịt vào rán vàng.
- Rán đến khi chả cốm vàng đều.
* Yêu cầu thành phẩm
- Chả cốm vàng đều
- Vị vừa ăn, thơm, béo ngậy.
MÓN 3 : CHẢ CÁ BA SA
* Nguyªn liÖu:
- Phi-lê cá ba sa
- Củ hành tím băm
- Cọng đầu hành lá
- Bột năng
- Bột bắp
- Gia vị: Nước mắm, muối, đường, bột ngọt.
* C¸ch lµm
Bước 1:
Phi-lê cá rửa sạch, để ráo, đặt cá lên giấy hoặc khăn thấm cho ráo nước thêm. Cắt cá thành miếng nhỏ. Ướp cá với hành tím, hành lá, bột năng, bột bắp, gia vị. Trộn đều.
Bước 2:
Đậy cá lại, cho vào ngăn đông khoảng 2-3 giờ cho cá hơi đông lại.Cho cá vào máy xay, xay nhuyễn.
Nếu thích mùi thì là thì cho thêm thì là, thích mùi lá chanh thì cho thêm lá chanh cắt nhuyễn. Xay trộn đều, không cần xay nát nhuyễn thì là/ lá chanh.
Ém cá phẳng, đậy lại cho vào tủ lạnh đến khi dùng thì đem tạo hình và chiên hoặc cho vào canh, lẩu.
Bước 3:
Vo viên cá trong màng mọc thực phẩm để không bị dính tay. Để nguyên viên tròn hoặc ấn dẹp tạo hình.
Bước 4:
Chiên ngập dầu cho chả cá vàng, vớt ra giấy thấm dầu.
* Yêu cầu thành phẩm
- Chả cá viên chiên dai và không tanh.
MÓN 4: CHẢ TRỨNG HẤP
* Nguyên liệu:
- Thịt nạc dăm băm nhuyển
- Tai nấm mèo
- Bún tàu
- Củ hành tây
- Trứng vịt
- Hành lá
- Lòng đỏ trứng muối xẻ đôi
* Cách làm:
Bước 1:
Nấm mèo ngâm nở, cắt nhuyễn. Bún tàu ngâm nở, vớt ráo, cắt ngắn. Hành tây cắt hạt lựu nhuyễn. Trứng tách lấy 2 lòng đỏ (để riêng)
Bước 2:
Trộn đều thịt băm, nấm mèo, bún tàu, trứng, muối, hạt nêm, một ít đầu hành lá cắt nhuyễn số lượng vừa đủ.
Bước 3:
Cho hỗn hợp vào khuôn lớn hoặc chén nhỏ, đặt lòng đỏ trứng muối lên trên (nếu thích).
Bước 4:
Hấp cách thủy 30 phút cho chín, lấy ra xẻ chữ thập lên mặt chả (nếu hấp chả khuôn lớn), thoa 1 muỗng canh dầu ăn lên mặt chả (làm như vậy khi nướng chả sẽ không bị khô), rưới 2 lòng đỏ trứng lên đều mặt chả, cho vào lò nướng 15 phút ở 200 độ C.
* Yêu cầu thành phẩm
- Chả trứng có màu vàng sáng, trên mặt chả có lòng đỏ trứng phủ lên trên mịn.
- Chả chín, mềm mại, cắt thành từng miếng, các nguyên liệu trộn đều.
- Nổi bật hương thơm của nguyên liệu và gia vị
- Vị vừa ăn.
MÓN 5: CHẢ CỐM
* Nguyên liệu:
- Giò sống
- Thịt nạc xay
- Cốm, có thể dùng cốm khô hoặc cốm tươi
- Hành khô, muối, hạt nêm, nước mắm
- Lá chuối hoặc lá sen.
* Cách làm:
Bước 1:
- Trộn mọc, thịt nạc xay và hành khô, thêm một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ nước mắm, một ít hạt tiêu, nửa thìa nhỏ hạt nêm, trộn đều.
Bước 2:
- Cốm khô đãi qua nhiều lần nước cho sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 3:
- Trộn cốm vào bát mọc, thêm vào một thìa nhỏ dầu ăn, dùng thìa quết đều, để vào tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi hấp.
Bước 4:
Dùng thìa múc một ít chả cốm vào tay, viên thành từng miếng chả dẹp.
- Nồi hấp lót lá sen, đặt những viên chả vào hấp, hấp khoảng từ 8 - 10 phút.
Bước 5:
- Sau khi chả đã chín se mặt lại, đun nóng chảo cho dầu ăn vào, rán từng miếng chả cốm đến khi vàng đều.
* Yêu cầu thành phẩm
- Chả cốm chiên có màu vàng ruộm rất đẹp mắt.
- Khi ăn vào miếng chả, sẽ cảm nhận được vị giòn tan của lớp vỏ cốm chiên, vị béo ngậy của thịt và giò, một chút thơm bùi của trứng và vị dẻo dẻo bên trong rất đặc trưng
* MÓN 6: CHẢ ĐẬU
*Nguyên liệu:
- Thịt lợn xay (hoặc thịt bò, thịt gà)
- Đậu phụ
- Cà rốt băm nhỏ
- Xì dầu
- Dầu mè
- Trứng vịt
- Bột mì
- Dầu ăn
* Cách làm:
Bước 1:
– Trộn tất cả các nguyên liệu thịt, đậu phụ, hành tây, hành lá, cà rốt, muối, xì dầu, dầu mè và 1 quả trứng vào bát tô. – Trộn đều hỗn hợp cho các nguyên liệu quyện vào nhau. Khi trộn chả, chú ý vắt kỹ nước ở đậu để tránh đậu bị ra nước hay vỡ nát trong quá trình chiên.
Bước 2:
– Chia hỗn hợp thành nhiều phần và nắm lại thành viên tròn rồi nắn hơi dẹt viên thịt như hình bánh
Bước 3:
Phủ các viên thịt với bột mì rồi đặt vào đĩa,
Bước 4:
Trứng vịt cho vào bát đánh tan cung 1 chút muối.
Bước 5:
Đun nóng chảo với lửa và cho dầu ăn vào, Nhúng các viên thịt vào trứng rồi thả vào chảo chiên khoảng 1 phút cho đến khi chả chuyển sang màu vàng nâu và chín. Chú ý cho thêm dầu vào để chả không bị cháy, khi chiên chả, không nên lật thường xuyên, chiên sao cho một mặt vàng giòn sau đó mới nhẹ nhàng lật mặt còn lại để chiên nốt,
Bước 6:
Cuối cùng vớt chả ra giấy thấm dầu
* Yêu cầu thành phẩm
- Chả đậu chiên có màu vàng ruộm rất đẹp mắt.
- Khi ăn chả, bạn sẽ cảm nhận được vị giòn tan của lớp vỏ, vị béo ngậy của thịt và giò, một chút thơm bùi của trứng và vị dẻo dẻo bên trong rất đặc trưng.
* MÓN 7: CHẢ Bò
* Nguyên liệu:
- Thịt bò
- Bột nở
- Gia vị: Mắm, hạt nêm, đường.
* Cách làm:
Bước 1:
Thịt bò thía miếng rồi đem xay nhuyễn
Bước 2:
Cho thịt bò vào tô trộn đều các loại gia vị đường, muối, hạt nêm cho chúng ngấm gia vị, lấy màng thực phẩm bọc lại để 3 tiếng trong tủ lạnh, sau 3 tiếng cho vào máy xay nhuyễn cho thêm chút nước, dầu ăn để thịt không bị dính và nhuyễn hơn.
Bước 3:
Đun một nồi nước sôi sau đó viên từng viên thịt bò cho vào nồi luộc khoảng 15 phút. Khi chả chín vớt ra một nồi nước nguội để bò không bị dai.
* Yêu cầu thành phẩm
- Chả bò thơm ngon, không dai
- Chả hấp vừa chín tói không nát.
* Tóm lại:
Với biện pháp sử dụng kỹ thuật chế biến thức ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà tôi đã đề ra và thực hiện, kết quả là các cháu của tôi đã rất thích thú với các món ăn mà tôi đã chế biến trong khi ăn các cháu đã không kén thức ăn, ăn hết xuất,…từ đó tôi cũng đã gây được uy tín và long tin trong phụ huynh và phụ huynh cũng rất ủng hộ với phương pháp thực hiện của tôi.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Nhờ sự nỗ lực của bản thân, lòng yêu nghề hay tìm tòi các cách chế biến món ăn kết hợp với các biện pháp khoa học như trình bày ở trên, tôi cùng các chị em trong tổ bếp làm việc với tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành tốt công việc nuôi dưỡng của mình cũng như tiêu trí của trường đã đề ra đó là: Thực hiện “Bếp ăn 5 tốt”.
- Quản lý nuôi dưỡng tốt.
- Vệ sinh đảm bảo khoa học.
- Kỹ thuật vệ sinh chế biến món ăn tốt.
- Cải tiến thực đơn theo mùa.
- Tăng gia tiết kiệm tốt.
Ngoài thực hiện “Bếp ăn 5 tốt” tổ bếp chúng tôi còn nắm vững được “10 nguyên tắc vàng” để chế biến thực phẩm an toàn đó là:
- Chọn thực phảm an toàn.
- Nấu kỹ thức ăn chín.
- Ăn ngay sau khi thức ăn vừa được nấu chín.
- Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn,
- Không để lẫn thực phẩm sống và chín.
- Luôn giữ tay chế biến sạch sẽ.
- Giữ bề mặt chế biến bếp luôn khô ráo sạch sẽ.
- Bảo quản thực phẩm cẩn thận đã nấu chín.
- Bảo vệ thực phẩm khỏi các loại côn trùng, loại gậm nhấm và các loại động vật khác.
V. KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện đề tài và kết quả đạt được bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
- Là một nhân viên nuôi dưỡng lâu năm, tôi đã có được chuyên môn và nghiệp vụ vững chắc, tôi luôn luôn không ngừng học hỏi, tự rèn luyện mình, năng động, sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm, cải tiến công việc của mình để nâng cao chất lượng.
- Khi tiến hành nội dung biện pháp thực hiện đối chiếu với trường của mình có hiệu quả rất cao trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và nhất là những kinh nghiệm để chế biến ra những món ăn ngon, hợp khẩu vị cho các cháu ở trường Mầm non.
- Cùng phối hợp các chị em trong tổ nuôi để cùng tiến bộ đi lên và được sự tín nhiệm của toàn trường cũng như kế hoạch nhiệm vụ năm học.
- Với sự tâm huyết và sự yêu thích công việc của mình, tôi luôn suy nghĩ lắng nghe ý kiến của các cấp lãnh đạo, các chị em đồng nghiệp và các sách nấu ăn xem trên báo chí truyền thông khoa học về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Luôn tham khảo thực đơn của các trường bạn để điều chỉnh thực đơn cho hợp lý, cân đối phù hợp với giá cả thị trường để trẻ được ăn ngon miệng, hết xuất.
- Để nâng cao chất lượng chế biến món ăn ngon cho trẻ,tôi đã sử dụng 4 biện pháp nói trên và đã được áp dụng tại trường Mầm non Tràng An.
+ Biện pháp 1: Xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa.
+ Biện pháp 2: Cách lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn.
+ Biện pháp 3: Kỹ thuật chế biến thức ăn đảm bảo VSATTP.
+ Biện pháp 4: Phối hợp tốt trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Trên đây là những kinh nghiệm và một số biện pháp để chế biến món ăn cho trẻ Mầm non mà bản thân tôi đã thực hiện và đạt được kết quả mà tôi mong muốn. Mong các cấp trên và các chị em đồng nghiệp cùng đóng góp ý kiến để tôi được hoàn thành bản sáng kiến kinh nghiệm này.
Hà Nội ngày 30 tháng 3 năm 2017