1. Ổn định tổ chức:
- Cô tập trung trẻ cho trẻ nhận xét về hoạt
cảnh của khu rừng, đố trẻ về tổ kiến
- Cô cho trẻ đếm từ 1 đến 3 để đàn
kiến xuất hiện
-
Cô cho đàn kiến xuất hiện và đọc lời của bài hát “ Đàn kiến”
2. Nội dung chính:
2.1. Hoạt động 1: Dạy hát bài hát “
Đàn kiến”
* Giới thiệu bài hát:
+ Có một bài hát rất hay cũng nói
về đàn kiến, đó là bài hát
“ Đàn kiến” của nhạc sĩ Vũ Hoàng. Chúng mình
cùng lắng nghe nhé.
* Cô hát mẫu
- Lần 1: Cô hát mẫu trọn vẹn bài hát không có nhạc, kết hợp thêm
động tác minh họa. Và hỏi trẻ.
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài
hát gì?
+ Bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác?
+ Mời các con về chỗ, cô sẽ dạy các
con bài hát này nhé
- Lần 2: Cô hát mẫu trọn vẹn bài hát kết hợp với đàn.
* Giảng giải nội dung bài hát.
- Cô hỏi trẻ
+ Các con ơi đàn kiến trong bài hát
đi đâu thế?
Đàn kiến đi từ vườn ra cổng, đàn
kiến về từ cổng vào vườn
+ Khi gặp nhau chúng chạm râu để
làm gì?
Chạm râu chào hỏi nhau khỏe khỏe
khỏe. Chúng mình cùng đọc
lại câu hát này nào.
- Giảng giải nội dung:
Bài hát “ Đàn kiến” có giai điệu
vui tươi nói về đàn kiến nhỏ xếp thẳng
hàng chân đều tăm tăp, gặp nhau cùng chúc nhau sức khỏe đấy
* Dạy trẻ hát
- Lần 1: Cô
bắt nhịp cho trẻ hát chậm, rõ lời không có đàn
- Lần 2: Cô cho trẻ hát cùng với đàn
- Lần 3: Cô
cho trẻ hát cùng với đàn
* Lưu ý
- Trong quá trình dạy trẻ hát cô chú ý động
viên, sửa sai cho trẻ để trẻ hát tốt hơn ở những lần sau.
- Cô chú ý
sửa sai cho trẻ để trẻ hát chậm, rõ lời ở câu hát “ Đàn kiến đi từ vườn ra
cổng, đàn kiến về từ cổng vào vườn”
- Cô chú ý
sửa sai đê trẻ thể hiện đúng cao độ, trường độ trong câu hát “Mỗi khi gặp mặt
chạm râu chảo hỏi nhau. Khỏe, khỏe, khỏe”
- Cô
cho trẻ biểu diễn theo hình thức:
+ Nhóm bạn trai
+ Nhóm bạn gái
+ Tốp bạn trai, bạn gái
+ Cá nhân
- Hát nâng cao: Nếu trẻ hát tốt, cô nâng cao cho trẻ hát to- nhỏ
+ Vừa rồi
các con đã hát rất là giỏi. Lần này sẽ khó hơn này, nhạc sẽ thay đổi lúc to,
lúc nhỏ. Nhạc to các con sẽ hát to, nhạc nhỏ các con sẽ hát nhỏ lại.
2.2. Hoạt động 2: Trò chơi “ Vận
động theo nhạc”
- Cô cho trẻ nghe nhạc nhanh- chậm
và hỏi trẻ
+ Vừa rồi các con đã được hát to,
hát nhỏ bài hát đàn kiến rồi. Bây giờ cô sẽ tặng chúng mình 1 trò chơi.
+ Trước khi chơi trò chơi cô muốn
các con nghe một bản nhạc xem bản nhạc này như thế nào nhé.
* Giới thiệu trò chơi:
- Và bây giờ chúng mình sẽ cùng
chơi trò chơi “ Vận động theo nhạc”
* Cách chơi, luật:
+ Cách chơi: Tiết tấu của bản nhạc
sẽ được thay đổi, nhạc nhanh các chú kiến phải vận động nhanh, nhạc chậm các
chú kiến phải vận động chậm lại. Nếu chú kiến nào vận động không đúng sẽ phải
nhảy lò cò đấy.
* Tổ chức cho trẻ chơi:
- Lần 1: Cho
trẻ vỗ tay theo nhạc
- Lần 2: Cho
trẻ làm đàn kiến bò theo nhạc
2.3. Hoạt động 3: Nghe hát bài hát
“ Chú voi con”
- Cô cho trẻ ngồi xung quanh thảm và
hỏi trẻ.
+
Con kiến thì bé tí tẹo. Có con gì to hơn con kiến?
* Cô giới thiệu bài hát
+ Có 1 con vật rất to, to ơi là to,
to hơn con kiến rất nhiều lại rất tinh nghịch. Đó chính là con voi.
+ Các con còn nhớ bài hát nào nói
về chú voi không?
+ Cô hát tặng cả lớp bài hát “ Chú
voi con” của nhạc sĩ Lê Tâm
* Cô hát cho trẻ nghe Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe chọn vẹn bài
hát kết hợp với đàn. Và hỏi trẻ.
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài
hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
+ Chú voi trong bài hát làm những
điều gì?
Bài hát nói về chú voi tinh nghịch,
phun nước trọc ghẹo làm ướt hết bao nhiêu người đi đường đấy.
+ Các con có muốn được gặp gỡ chú
voi tinh nghịch này không?
+ Chúng mình cùng gọi to “ voi con
ơi, voi con ơi”
* Cô hát cho trẻ nghe Lần 2: Hai cô biểu diễn cho trẻ nghe,
động viên trẻ cùng giao lưu với cô.
- Cô động viên trẻ giao lưu với cô
3. Kết thúc
- Cô khen ngợi động viên trẻ
- Giáo dục trẻ yêu quý động vật
+ Bài hát rất là hay, mong rằng chúng mình cũng yêu chú voi
tinh nghịch này.
- Chuyển hoạt động:
+ Bây giờ chúng mình sẽ cùng rủ chú
voi xuống vườn để tưới nước cho cây thêm xanh tốt nhé.
|