Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết Thiếu nhi), còn đợc gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn Viên. Trẻ em rất mong đợi đợc đón tết này vì thường đợc người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. ỏằž một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
1/Rước đèn
Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn đợc bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể đợc phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Tại Phan Thiết (Bình Thuận), người ta tổ chức rước đèn quy mô lớn với hàng ngàn học sinh tiểu học và trung học cơ sở đi khắp các đờng phố, lễ hội này đợc xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam. Đây là lễ hội rước đèn trung thu truyền thống có từ hàng trăm năm nay, và quy mô của lễ hội tại Phan Thiết mỗi năm một hoành tráng và to lớn hơn
2/ Múa lân
ỏằž miền Bắc gọi là múa sư tử , thường đợc tổ chức linh đình vào ngày 15,16
3/ Bày cỗ trung thu:
- Đây là lúc các bé thích nhất vì đợc làm những chú chó ngộ nghĩnh bằng bưởi,con cá bằng quả thanh long, con chuột bằng quả hồng và rất nhiều quả khác tạo thành các hình thù khác nhau. Các bé đợc bày cỗ , trang trí mâm cỗ thật đẹp mắt, đáng yêu