Hiện tượng bé chậm nói xuất hiện nhiều và ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Nhiều ông bố bà mẹ khi con mình đến 2 tuổi, 3 tuổi nhưng chứ bắt đầu cho đi học mới nhận ra con mình không “líu lo” được như những bạn khác,mới lo lắng và tìm hiểu các biện pháp.
Tuy nhiên sự phát triển ngôn ngữ của bé hình thành qua từng giai đoạn và bé chậm nói có thể được phát hiện từ rất sớm nếu như bố mẹ có sự tinh tế trong quá trình chăm sóc con. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng chậm nói ở bé, trong đó có hai nhóm nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói bao gồm: nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thực thể:
– Nguyên nhân thực thể: xuất phát từ những vấn đề tại các bộ phận, cơ quan trong cơ thể đảm trách nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi..hoặc cơ quan giữ vai trò chỉ huy ngôn ngữ ví dụ như não hoặc các trục trặc tại não ( viêm màng não, dị tật bẩm sinh…)
– Nguyên nhân tâm lý: do trẻ bị cú sốc tâm lý, hoặc do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ. Quá cưng chiều cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.
Ngoài ra, cũng có thể xuất hiện các yếu tố về môi trường như: Con thường xuyên được chơi điện tử, xem quảng cáo, tivi, ipad… Qua những hoạt động này dẫn đến chứng “nghiện” truyền hình của con. Do đó nhiều bố mẹ luôn phàn nàn rằng chỉ có cho xem tivi, cho chơi điện thoại thì con mới chịu ăn, hoặc con mới hết ăn vạ…
Khi nào cần can thiệp?
Cha mẹ cần phải nắm được các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ của con mình để có sự can thiệp sớm.
Có thể liệt kê một số các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở bé để phu huynh quan sát và có những thay đổi nhất định trong quá trình chăm sóc cho bé:
– Trẻ không phản ứng lại với giọng nói hay âm thanh to khi trẻ từ sáu đến 8 tuần tuổi.
– Cha mẹ cười đùa với trẻ nhưng trẻ không có phản ứng mặc dù đã 2 tháng tuổi
– Thờ ơ với người và mọi vật xung quanh khi 3 tháng tuổi.
– Không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh phát ra lúc trẻ 4 tháng.
– Không biết tự cười mặc dù đã 6 tháng tuổi.
– Không bập bẹ, ê a được từ nào lúc 8 tháng.
– Chưa nói được các từ đơn khi đã 2 tuổi.
– Không thể nói được những câu đơn giản khi đã 3 tuổi.
Nếu nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là do yếu tố tâm lý, thì cần phải áp dụng các phương pháp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ tâm lý. Bên cạnh đó gia đình cần dành nhiều thời gian quan tâm đến bé hơn, cần để cho bé có thời gian tự lập và có cơ hội để phát triển ngôn ngữ.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố thính lực của trẻ thì cũng không nên quá lo lắng. Trước 5 tuổi việc điều trị cho trẻ vẫn rất khả quan bằng cách phẫu thuật. Nếu trường hợp xấu nhất trẻ không nghe được thì có thể cho trẻ đeo máy trợ thính.