Cho bé làm quen với chữ viết ngay từ sớm (chưa cần bé hiểu chữ), bé sẽ học hỏi được kỹ năng điều khiển đôi tay, tăng cường trí nhớ.
Học mọi lúc mọi nơi
Khi ở nhà, hay trên xe bus, trong hiệu bán hàng hoặc tại phòng khám của bác sĩ, tất cả những nơi trên đều là những cơ hội giúp con bạn học bằng cách nói chuyện với con và cùng bé đọc những chữ hoặc đồ vật nhìn thấy.
Đọc truyện cho con dù chỉ 10 phút/ngày
Hãy đọc truyện cùng với con bạn, thậm chí chỉ là 10 phút một ngày, điều này sẽ giúp tạo dựng những kĩ năng quan trọng, cũng như tạo cho con bạn có niềm đam mê với sách. Sách chính là những nguồn thông tin hữu ích cho con bạn vì trong đó chứa đựng những từ ngữ mà bạn có thể không dùng trong giao tiếp hàng ngày. Từ những ngày còn thơ bé, các em nhỏ thường có xu hướng thích nghe những câu chuyện và xem sách.
Nếu có thời gian, hãy cố gắng đọc truyện cho con nhiều tới mức nào bạn có thể. Bé được càng được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ thì tư duy của bé càng phát triển. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bé trong việc phát triển kỹ năng trao đổi thông tin, giao tiếp xã hội sau này.
Để giúp con bạn có thói quen đọc sách bền bỉ bạn cần:
- Dành một chút thời gian trong ngày để kể chuyện và đọc cùng trẻ, và tạo những sự thú vị bằng cách chọn những cuốn sách mà cả hai cùng thích.
- Nói về những bức tranh và những đặc điểm của các cuốn sách và kể chuyện cho bé nghe.
- Đọc khi bạn đi bộ trên đường và khi bạn đi vào siêu thị, chỉ cho bé biết những kí hiệu và những từ ngữ và nói về chúng.
- Mua những cuốn sách như là quà cho bé và thường xuyên cho bé tới thư viện cộng đồng.
Để giúp trẻ có kĩ năng học bạn nên:
- Hát cùng trẻ, đôi khi chỉ cho bé những từ trong sách.
- Chơi game có nhạc, tạo những từ thú vị bắt đầu với những âm giống nhau (chẳng hạn như những âm đầu tiên trong tên của bé).
- Xem danh mục cùng nhau, chỉ cho bé những từ in đậm hoặc những dạng dễ nhận biết.
- Chơi trò đoán chữ khi trẻ lớn hơn, để giúp trẻ nghe những âm khác nhau.
Phát triển kĩ năng đánh dấu và kĩ năng viết sớm
Trong năm đầu tiên, để giúp bé phát triển kỹ năng viết, bạn nên cung cấp cho con bút màu sáp, giấy hoặc sách tập vẽ, vì đây là lúc bé bắt đầu thể hiện khuynh hướng cảm xúc của mình thông qua những hình vẽ nguệch ngoạc.
Các bé thường có xu hướng chú ý những người lớn hơn đọc và viết và sẽ bắt trước. Khi còn nhỏ, các bé đã thích thử sức mình với việc đánh dấu. Càng nhiều cơ hội cho trẻ để phát triển những sự chuyển động vừa và nhỏ trên bàn tay, cánh tay và ngón tay, càng dễ cho bé thành thạo với những dụng cụ khác nhau sau này như cách cầm bút, thước kẻ, v.v... Bạn có thể giúp trẻ bằng cách:
- Làm những công việc như tô bề mặt bên ngoài với nước và bút lông, cho bé xếp những hình khác nhau để phát triển kĩ năng chuyển động mô tô.
- Treo quần áo và sử dụng những chiếc bàn và cho bé lựa chọn những hạt gạo bằng cách dùng những ngón tay, điều này sẽ giúp trẻ phát triển kĩ năng cầm nắm cần cho viết.
- Giúp trẻ đánh dấu trên giấy bằng tay, bút lông và phấn màu.
- Giúp trẻ với các nhãn hiệu, thiếp sinh nhật và lời mời.
Trong giai đoạn này, bạn cũng nên dạy cho bé biết vẽ trong khuôn khổ một tờ giấy mà thôi, bởi vì trẻ ở lứa tuổi này rất hiếu động và chóng chán. Dù bạn có dặn bé bao nhiêu lần đi nữa thì bé vẫn có khuynh hướng tìm những bề mặt khác có sẵn để vẽ (trên sàn nhà, trên giấy tờ của bạn).
Khi bé bắt đầu viết được những ký tự thật sự thì điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm là giúp con học từng bước một.
5 ký năng can thiết
Những năm tháng đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của trẻ. Trong đó, có những kỹ năng mà trẻ rất cần phải học trước khi bước vào môi trường học tập, trường lớp. Đồng thời những kỹ năng này cực kỳ quan trọng để con bạn trở thành nhà lãnh đạo sau này.
1. Kiên nhẫn
Các bé tuổi chập chững tập đi thường cho mình là trung tâm chú ý, không coi ý ai ra gì, chỉ thích khăng khăng làm theo ý mình và khá thất thường. Vừa phút trước bé có thể cười đùa nghịch ngợm, phút sau đã lăn ra sàn nhà, đập tay, đập chân chỉ vì mẹ bảo đi ngủ.
Muốn rèn luyện cho con tính kiên trì, nhẫn nại thì trước tiên cha mẹ phải là tấm gương về những đức tính này. Nếu thấy cha mẹ hay nôn nóng, trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng thiếu tính nhẫn nại khi trưởng thành.
Kiên nhẫn là đức tính cần thiết giúp cho người ta có thể thành công trong cuộc sống. Vì vậy, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ đức tính này, sẽ có lợi cho con về sau.
2. Tự tin
Những đứa trẻ hiếu động, cá tính, tự tin thường đầy năng lượng và luôn bản lĩnh hơn trong giao tiếp với mọi người. Dạy trẻ tự tin vào bản thân cũng là một cách để giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) thành nhà lãnh đạo thành công.
Sự tự tin được hình thành rất sớm ngay từ khi trẻ ra đời và được củng cố trong suốt cuộc đời. Cha mẹ cần xây dựng và củng cố sự tự tin của con bằng cách không bao giờ nhắc đến nhược điểm của con trước mặt người khác. Cha mẹ luôn ghi nhớ nguyên tắc xóa mờ nhược điểm, nhấn mạnh ưu điểm trong cách dạy con.
3. Trách nhiệm
Tinh thần trách nhiệm cần được thấm nhuần trong tính cách của con. Mẹ giúp con trở thành một đứa trẻ có trách nhiệm bằng cách hãy để cho con tự dọn dẹp đồ chơi của chính mình, ăn hết khẩu phần của mình, hoàn thành bài tập về nhà, nói là làm...
Mẹ nên dạy bé từ từ và chính mẹ phải là tấm gương sáng. Mẹ muốn dạy con phải tự rửa bát hay làm việc nhà, hãy thể hiện cho con thấy mẹ luôn hoàn thành trách nhiệm đó.
Một khi con dược mẹ dạy về tinh thần trách nhiệm, thói quen tốt đẹp này sẽ theo con suốt cuộc đời và con sẽ là một nhà lãnh đạo tử tế và thành công.
4. Kiểm soát cảm xúc
Nếu cha mẹ dạy con kiểm soát cảm xúc của mình thì sau này trong những giai đoạn phát triển của con, con sẽ có thể đối phó với những cảm xúc tiêu cực và không thể thành nhà lãnh đạo. Điều đó đảm bảo cho con sẽ ít rơi vào trạng thái khó chịu, hoặc tệ hơn nữa là trầm cảm, buông xuôi và sa ngã.
Mẹ có thể dạy cho con cách kiểm soát cảm xúc từ khi con bắt đầu nhận thức và bảy tỏ cái tôi nhiều hơn - khi con hoảng 9 tháng - 1 tuổi trở đi. Tính hung hăng khởi nguồn từ những cơn giận dữ thường bắt đầu xuất hiện ở trẻ mới tập đi. Trẻ tuổi này "hiếu chiến" và bướng bỉnh hơn so với tất cả lứa tuổi khác do bé bắt đầu nhận thức nhiều hơn và có mong muốn thể hiện. Sự hạn chế về ngôn ngữ cũng có thể là nguyên nhân. Sự nổi nóng thường xuyên và kéo dài có thể gây rắc rối khi con đi học, hoặc trong sinh hoạt gia đình, trong giao tiếp với bạn bè và người thân.
5. Cư xử đúng đắn
Nói một cách khác, mẹ cần dạy con thói quen cư xử. Xung quanh con có biết bao người, người tốt có, người xấu có, mỗi người một cách cư xử; con cần kỹ năng để cư xử phải đạo nhằm xây dựng những mối quan hệ tốt sau này.
Để dạy con xây dựng mối quan hệ tốt, trước hết cha mẹ cần thể hiện cách cư xử nhã nhặn, lịch thiệp, hòa nhã với mọi người để bé noi theo. Ngoài ra, mẹ có thể bắt đầu bằng việc dạy bé nói "xin lỗi" và "cảm ơn" đúng nơi, đúng lúc. Những thói quen đơn giản như chia sẻ đồ chơi với bạn, không phân biệt đối xử... cũng là cách để con học cách cư xử hay.
Một đứa bé không hòa đồng với bạn bè sẽ dễ bị ban bè xa lánh và bỏ quên. Và chắc chắn một đứa trẻ biết cách cư xử sẽ trở thành một nhà lãnh đạo lịch thiệp và được nhiều người quý mến.