1.
Bé biết mẹ là mẹ
Theo tiến sĩ, giáo sư tâm lý học của
đại học California Alison Gopnik - “Trong một vài tuần đầu, trẻ sơ sinh dễ dàng
nhận ra được ai là người trực tiếp chăm sóc mình. Ngay từ thời điểm đó, bé đã
có xu hướng yêu thích người đó hơn các thành viên khác trong gia đình”. Chủ yếu,
bé phân biệt mọi người với nhau dựa vào khứu giác. Các nhà khoa học đã thực
hiện một thí nghiệm, đặt hai miếng lót ngực ở hai bên người bé, một miếng lót
là của mẹ bé. Hầu hết các em bé (đặc biệt là những em bé bú sữa mẹ) sẽ quay
sang phía miếng lót ngực của mẹ mình.
Do vậy, hãy cố gắng gần gũi bé ngay
từ những ngày đầu bé mới sinh ra, con sẽ dành tình cảm đặc biệt cho mẹ
2.
Bé cười với mẹ từ ngay khi còn 2,3 tháng
Ai nói rằng nụ cười của trẻ sơ sinh
2,3 tháng chỉ là phản xạ vu vơ, đừng tin điều đó. Các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng nụ cười của trẻ mang theo rất nhiều ý nghĩa. Những nụ cười vu vơ đó của
bé đôi khi là vì muốn phản ứng lại theo nụ cười đang hiển hiện trên gương mặt
mẹ. Theo bản năng, bé sẽ muốn xây dựng mối quan hệ với mẹ.
Những nụ cười như vậy thường bắt đầu
xuất hiện vào tuần thứ 6-8. Bé có thể mỉm cười khi thấy khuôn mặt mẹ và
kết hợp nụ cười của mẹ với cảm giác thoải mái dễ chịu. Do đó, hãy thường xuyên
cho con thấy nụ cười của mình nếu muốn bé yêu mẹ nhất.
3.
Bé hay nhìn chằm chằm mẹ
Ngay từ khi sinh ra, em bé đã có thể
nhận ra khuôn mặt, giọng nói và mùi của mẹ mình. Bước tiếp theo bé sẽ kết nối
những âm thanh và mùi mà bé tin tưởng với một cái gì đó bé có thể nhìn thấy.Đó
là lý do tại sao trẻ sẽ bắt đầu nghiên cứu khuôn mặt của mẹ như thể anh đang cố
gắng để ghi nhớ.Nói cách khác, ông là.Bé muốn biết mùi làm mình thoải mái, âm
thanh giọng nói mình yêu thích…đến từ một người có khuôn mặt ra sao. Vì vậy,
lần sau khi mẹ bắt gặp ánh mắt của con đang nhìn mình chằm chằm, hãy yên lặng
và để bé có thêm thời gian nhập nhớ hình ảnh của mẹ vào não.
4.
Bé thích âu yếm mẹ
Bắt đầu từ khoảng một tuổi, trẻ đã
bắt đầu có khả năng thể hiện sự âu yếm tình cảm với mẹ bằng những nụ hôn. Đương
nhiên, những nụ hôn này không phải lúc nào cũng ở má. Mẹ hãy chuẩn bị tinh thần
sẽ bị ướt nhẹp vì nước dãi của bé hoặc có cả những dấu răng của con để lại ở
cánh tay, chóp mũi hay bất cứ nơi đâu trên cơ thể.
Trẻ sơ sinh ở giai đoạn 1 tuổi bắt
đầu thích học cách thể hiện tình cảm bằng hành động vật lý, và người các bé yêu
thích lựa chọn để “thực hành” không ai khác chính là cha mẹ. Đương nhiên, không
một bà mẹ nào cảm thấy khó chịu và thậm chí luôn tự hào cũng như yêu mến những
vết nước dãi đáng yêu của con trên cơ thể mình.
5.
Bé giơ tay lên và hướng về phía mẹ để đòi bế
Lần
đầu cảm nhận được hành động biết “theo” này của bé quả thật thú vị và dù nó lặp
đi lặp lại nhiều lần, không một bà mẹ nào vẫn có thể quên được cảm giác hạnh
phúc xen lẫn tự hào. Trẻ sơ sinh qua mốc 6 tháng là đã ý thức hơn rất
nhiều về thế giới xung quanh và đang bắt đầu phát triển những khả năng mới thực
tế mỗi ngày.Vì vậy, bé bắt đầu biết thể hiện tình cảm của mình theo những cách
vô cùng đáng yêu: khi có ai đó bế bé, chỉ cần nghe giọng mẹ, bé sẽ ngay lập tức
quay ra và giơ hai tay, hướng thân mình về phía me. Đó cũng là một biểu hiện của sự
tin tưởng tuyệt đối bé dành cho mẹ.
6.
Bé bỏ đi, nhưng sau đó lại chạy lại chỗ mẹ
Mẹ có thể nhận thấy rõ biểu hiện này
nhất khi trẻ bắt đầu biết bò. Trẻ sơ sinh thích khám phá thế giới xung quanh,
đó là lý do bé bò đi khắp nơi và thích sờ mó mọi vật. Vậy nhưng sau khi
được tự do, trẻ lại ngay lập tức quay mặt và lao hướng về phía mẹ. Người mẹ vẫn
là một điểm tựa an toàn mà trẻ dù đi tận đâu, vẫn muốn khi quay lại, thấy mẹ
đang ở đó.
7.
Bé hét lên, cười, hớn hở khi thấy mặt mẹ
Hãy quan sát phản ứng của bé khi bất
ngờ được nhìn thấy mẹ đi làm về hay sau một vài giờ, một vài phút không nhìn
thấy mặt. Nếu bé hét lên, tươi cười, hớn hở, thậm chí là bò lao ra phía mẹ, đó
thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa mẹ và bé.
Xét một khía cạnh ngược lại, bé sẽ
thường khóc lóc, kêu gào khi thấy mẹ bỏ đi. Điều này cũng cho thấy trẻ rất cần
bạn. Trẻ ở độ tuổi sơ sinh này có cảm xúc rất lớn, vì vậy, bất kể là con cười
khi mẹ xuất hiện hay khóc ngay sau đó vì mẹ bỏ đi, chúng vẫn cho thấy một điều:
mẹ đang được yêu thương bởi một thiên thần nhỏ nhưng rất tuyệt vời.
8.
Trẻ thích bắt chước mẹ
Khi bé bắt đầu biết nhận thức từ tầm
1 tuổi trở đi, cách thể hiện tình cảm của bé cũng trở nên phức tạp hơn rất
nhiều. Trong giai đoạn này, trẻ được khám phá thế giới nhiều hơn và bắt đầu
thích thử nghiệm. Con sẽ dựa vào ai mà bé yêu thương nhất để bắt chước và học
theo. Bé sẽ cố gắng leo cầu thang, thì thầm với một con búp bê, cầm bàn
chải đánh răng và bấm lung tung trên điện thoai….tất cả những hành động mà bé
hay thấy mẹ làm. Bắt chước những gì mẹ làm – cách thể hiện tình cảm của bé với
mẹ tuy có vẻ gián tiếp nhưng cũng vô cùng quan trọng.
9. Trẻ
hay khóc và cáu giận nếu mẹ bế em bé khác
Không phải chỉ có trẻ lớn mới có cảm
giác mất mát và bị bỏ rơi. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng đã cảm thấy ghen tị khi
thấy mẹ mình bế hay cưng nựng em bé khác. Hầu hết những lúc như vậy, phản ứng
của bé thường là khóc lóc, đòi mẹ. Một số trẻ “gấu” hơn thì sẵn sàng lao đến để
“giành” mẹ khỏi tay em bé.
10.
Bé chỉ hư khi có mặt mẹ
Khi mẹ đón bé từ tay ông bà hay cô
giáo mầm non, ai cũng khen bé “rất ngoan và biết nghe lời”. Tuy nhiên, chỉ sau
vài phút ở với mẹ, bé đã bắt đầu nhõng nhẽo, hò hét, nghịch phá và rất “hư”.
Một số bà mẹ cảm thấy thật vọng vì nghĩ rằng như vậy là mình không biết chăm
con nên con mới hư. Tuy nhiên thực tế, trẻ chỉ thích thử nghiệm cái mới và là
chính mình khi được ở cũng người mà bé tin tưởng. Đó cũng là lý do bé thoải mái
bộc lộ cái “xấu” của mình với mẹ.